3,4 triệu đồng/tháng chỉ đáp ứng 80% mức sống tối thiểu
Phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra sáng 31.7 đã không thống nhất được mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2015. Tổng LĐLĐVN - đại diện cho quyền lợi của người lao động - vẫn kiên quyết đề nghị phải tăng lương tối thiểu vùng I ở mức 3,4 triệu đồng/người/tháng, cho dù mức này cũng mới chỉ đáp ứng được 80% mức sống tối thiểu của người lao động.
Người lao động trông chờ lương tối thiểu phải đủ mức sống tối thiểu. Ảnh: Nam Dương
Tăng 11%, 14% hay 23%?
Ngày 31.7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức phiên họp chung để thảo luận về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ áp dụng cho năm 2015.
Tại phiên họp này, đại diện của ba bên thành viên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN (đại diện NLĐ) cùng phía sử dụng LĐ là Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã có những trao đổi, tranh luận thẳng thắn về các phương án điều chỉnh lương được đưa ra.
Ban đầu, VCCI đề nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng ở mức 11% so với hiện tại. Bộ LĐTBXH đề nghị tăng ở mức 14%. Còn đại diện của NLĐ là Tổng LĐLĐVN đề nghị phải điều chỉnh tăng ở mức 23%, tương đương mức 3,4 triệu đồng/tháng với vùng I.
Mức đề xuất điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng giữa các bên chênh nhau khá lớn. Về phía Tổng LĐLĐVN, kiên quyết giữ quan điểm, ít nhất cũng phải tăng ngang bằng năm trước. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, trước khi đưa ra mức đề xuất đó, Tổng LĐLĐVN đã tiến hành khảo sát khá kỹ và nhận thấy mức lương tối thiểu bình quân ở cả 4 vùng mới chỉ đạt khoảng 70% mức sống tối thiểu của NLĐ.
Tại cuộc họp ngày 31.7, sau khi các bên đưa ra ý kiến và tiếp tục thương lượng, phía Tổng LĐLĐVN đã đồng ý rút xuống mức điều chỉnh tăng là 19,6%. Đây là mức có thể chấp nhận được và không gây khó cho các DN, bởi thực tế tình hình phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm nay có dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm 2013.
Phía VCCI chỉ chấp thuận điều chỉnh tăng ở mức 14%, khoảng cách khá xa so với mức đề nghị của đại diện NLĐ. Bộ LĐTBXH vẫn đề nghị điều chỉnh tăng ở mức 14%. Do mức đề nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng có sự chênh lệch khá lớn, các bên chưa đưa ra được mức tương đối để có thể đi đến thống nhất.
Do đó, dự kiến ngày 6.8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ tiếp tục nhóm họp để thảo luận tìm ra tiếng nói chung trong việc đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2015.
Lương tối thiểu năm 2014 quá thấp
Tổng hợp ý kiến tại các cuộc tọa đàm, trao đổi tại LĐLĐ tỉnh, TP do Viện CNCĐ (Tổng LĐLĐVN) thực hiện cho thấy 78,7% các đại biểu cho rằng, tiền lương tối thiểu năm 2014 còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ.
Người sử dụng LĐ thường căn cứ vào mức lương tối thiểu để ký HĐLĐ, trả lương, trích nộp BH cho NLĐ cận kề hoặc cao hơn rất ít so với mức lương tối thiểu vùng. Thực trạng này sẽ dẫn đến các chế độ BHXH và lương hưu của NLĐ rất thấp, không đảm bảo đời sống khi nghỉ hưu.
Hiện tại, Bộ LĐTBXH vẫn chưa có hướng dẫn các DN về việc chuyển đổi thang, bảng lương theo NĐ 205/NĐ-CP sang NĐ 49/NĐ-CP, nên các DN cổ phần hóa, nhất là các Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thang, bảng lương làm căn cứ tham gia BHXH.
Thực tế, vẫn còn một bộ phận NLĐ phải trích đóng BH theo mức lương cơ sở, dưới mức lương tối thiểu vùng.
Chiều 31.7, chủ tịch CĐCS một Cty đặt tại KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - nơi có gần 19.000 CNLĐ - chia sẻ: Hiện nay, mức lương chủ DN trả cho NLĐ trung bình đạt 3,3 triệu đồng/tháng (mức lương tối thiểu vùng I hiện nay là 2,7 triệu đồng).
Tuy nhiên, theo ghi nhận của CĐ, chỉ với mức thu nhập trông vào lương, cuộc sống NLĐ sẽ không được đảm bảo, bởi họ phải chi quá nhiều cho tiền thuê nhà, phí sử dụng điện, nước, bữa ăn hằng ngày...
Để “giữ chân” NLĐ và ổn định sản xuất kinh doanh, Cty cũng đã có nhiều khoản hỗ trợ khác ngoài lương, như tiền chuyên cần, bồi dưỡng làm thêm và NLĐ phải làm tăng ca, thắt chặt chi tiêu... Để việc tăng lương tối thiểu có ý nghĩa với NLĐ, ngoài việc phải tăng lương thì Nhà nước cần có biện pháp bình ổn giá, nhất là phải quản lý chặt giá cho thuê nhà.
Theo thông tin phản ánh từ NLĐ, hiện chủ nhà trọ đang “rậm rịch” tăng tiền thuê nhà, điện, nước...
Ngày 31.7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức phiên họp chung để thảo luận về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ áp dụng cho năm 2015.
Tại phiên họp này, đại diện của ba bên thành viên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia là Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN (đại diện NLĐ) cùng phía sử dụng LĐ là Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã có những trao đổi, tranh luận thẳng thắn về các phương án điều chỉnh lương được đưa ra.
Ban đầu, VCCI đề nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng ở mức 11% so với hiện tại. Bộ LĐTBXH đề nghị tăng ở mức 14%. Còn đại diện của NLĐ là Tổng LĐLĐVN đề nghị phải điều chỉnh tăng ở mức 23%, tương đương mức 3,4 triệu đồng/tháng với vùng I.
Mức đề xuất điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng giữa các bên chênh nhau khá lớn. Về phía Tổng LĐLĐVN, kiên quyết giữ quan điểm, ít nhất cũng phải tăng ngang bằng năm trước. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, trước khi đưa ra mức đề xuất đó, Tổng LĐLĐVN đã tiến hành khảo sát khá kỹ và nhận thấy mức lương tối thiểu bình quân ở cả 4 vùng mới chỉ đạt khoảng 70% mức sống tối thiểu của NLĐ.
Tại cuộc họp ngày 31.7, sau khi các bên đưa ra ý kiến và tiếp tục thương lượng, phía Tổng LĐLĐVN đã đồng ý rút xuống mức điều chỉnh tăng là 19,6%. Đây là mức có thể chấp nhận được và không gây khó cho các DN, bởi thực tế tình hình phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm nay có dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm 2013.
Phía VCCI chỉ chấp thuận điều chỉnh tăng ở mức 14%, khoảng cách khá xa so với mức đề nghị của đại diện NLĐ. Bộ LĐTBXH vẫn đề nghị điều chỉnh tăng ở mức 14%. Do mức đề nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng có sự chênh lệch khá lớn, các bên chưa đưa ra được mức tương đối để có thể đi đến thống nhất.
Do đó, dự kiến ngày 6.8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ tiếp tục nhóm họp để thảo luận tìm ra tiếng nói chung trong việc đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2015.
Lương tối thiểu năm 2014 quá thấp
Tổng hợp ý kiến tại các cuộc tọa đàm, trao đổi tại LĐLĐ tỉnh, TP do Viện CNCĐ (Tổng LĐLĐVN) thực hiện cho thấy 78,7% các đại biểu cho rằng, tiền lương tối thiểu năm 2014 còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ.
Người sử dụng LĐ thường căn cứ vào mức lương tối thiểu để ký HĐLĐ, trả lương, trích nộp BH cho NLĐ cận kề hoặc cao hơn rất ít so với mức lương tối thiểu vùng. Thực trạng này sẽ dẫn đến các chế độ BHXH và lương hưu của NLĐ rất thấp, không đảm bảo đời sống khi nghỉ hưu.
Hiện tại, Bộ LĐTBXH vẫn chưa có hướng dẫn các DN về việc chuyển đổi thang, bảng lương theo NĐ 205/NĐ-CP sang NĐ 49/NĐ-CP, nên các DN cổ phần hóa, nhất là các Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thang, bảng lương làm căn cứ tham gia BHXH.
Thực tế, vẫn còn một bộ phận NLĐ phải trích đóng BH theo mức lương cơ sở, dưới mức lương tối thiểu vùng.
Chiều 31.7, chủ tịch CĐCS một Cty đặt tại KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - nơi có gần 19.000 CNLĐ - chia sẻ: Hiện nay, mức lương chủ DN trả cho NLĐ trung bình đạt 3,3 triệu đồng/tháng (mức lương tối thiểu vùng I hiện nay là 2,7 triệu đồng).
Tuy nhiên, theo ghi nhận của CĐ, chỉ với mức thu nhập trông vào lương, cuộc sống NLĐ sẽ không được đảm bảo, bởi họ phải chi quá nhiều cho tiền thuê nhà, phí sử dụng điện, nước, bữa ăn hằng ngày...
Để “giữ chân” NLĐ và ổn định sản xuất kinh doanh, Cty cũng đã có nhiều khoản hỗ trợ khác ngoài lương, như tiền chuyên cần, bồi dưỡng làm thêm và NLĐ phải làm tăng ca, thắt chặt chi tiêu... Để việc tăng lương tối thiểu có ý nghĩa với NLĐ, ngoài việc phải tăng lương thì Nhà nước cần có biện pháp bình ổn giá, nhất là phải quản lý chặt giá cho thuê nhà.
Theo thông tin phản ánh từ NLĐ, hiện chủ nhà trọ đang “rậm rịch” tăng tiền thuê nhà, điện, nước...
Theo Báo Lao Động