Vụ gian lận của Khaisilk: Hàng Trung Quốc vẫn trà trộn bán trong làng lụa Vạn Phúc

(Dân trí) - Sau tin ông chủ Khải Silk xin lỗi khách hàng và thừa nhận bán khăn Trung Quốc, phóng viên Dân Trí đã tìm đến làng Vạn Phúc (Hà Nội) – cái nôi của lụa tơ tằm nức tiếng gần xa, để giúp bạn đọc rõ hơn về nguồn gốc mặt hàng có giá trị này.

Qua cổng làng Vạn Phúc, khách du lịch có thể dễ dàng bắt gặp hàng chục cửa hàng tơ tằm với đủ mặt hàng như khăn, áo, váy hay một số đồ thủ công nhỏ khác. Nhưng để có thể phân biệt được đâu là lụa Vạn Phúc đâu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì thật sự là một bài toán khó.

Để chắc có thể mua được lụa Vạn Phúc, nhóm PV đã đi vào trong Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc chất lượng cao để tìm hỏi.

Trong vai những khách mua buôn, nhóm PV đã vào thử một cửa hàng, chị chủ niềm nở mời chào mua các mặt hàng lụa Vạn Phúc chính danh được sản xuất ngay tại làng.

Khi đề xuất nguyện vọng muốn mua khăn lụa để tặng khách nhưng chỉ lấy hàng Trung Quốc cho rẻ, thì chị N.T.H. – chủ cửa hàng cho biết: “Trong khu vực Trung tâm này, chị không bán hàng Trung Quốc mà bắt buộc phải bán hàng lụa Vạn Phúc. Nhưng nếu có nhu cầu thì chị có một cửa hàng khác gần đây có bán tổng hợp các loại.”

“Thích hàng nào cũng có, hàng Trung Quốc nhiều hoa văn, chất liệu, lại trẻ trung hơn. Khách cầm vào không thể phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng lụa Vạn Phúc”, chị H. cho biết thêm.


Trong khu trung tâm kinh doanh Lụa Vạn Phúc chất lượng cao

Trong khu trung tâm kinh doanh Lụa Vạn Phúc chất lượng cao

Nhưng chủ yếu được bầy bán vẫn là hàng lụa chính gốc Vạn Phúc.
Nhưng chủ yếu được bầy bán vẫn là hàng lụa chính gốc Vạn Phúc.

Trong những mặt hàng là lụa Vạn Phúc, một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc được PV tìm thấy khi điều tra về vấn đề này.

Trong những mặt hàng là lụa Vạn Phúc, một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc được PV tìm thấy khi điều tra về vấn đề này.

Chị H. tiếp tục gợi ý: “Em có thể mang mác của công ty với logo đến chị thay cho, hoặc chị làm luôn giúp, đây là nghề của chị rồi. Nếu em lấy cả hộp thì có thể báo giá công ty cao hơn nữa lên. Tuy nhiên, mác dệt và và mác in giá cũng sẽ khác nhau”.

Hỏi dò về chất lượng giữ lụa Vạn Phúc và lụa Trung Quốc, chị H. cho biết: “Cái nào tốt hơn thì không biết được, chị không dám khẳng định vì hàng Trung Quốc cũng khá bền”.

“Thậm chí, hàng Trung Quốc còn có hàng chục mẫu mã, mỗi mẫu mã lại có gần 20 màu để lựa chọn. Chưa kể tới việc nó có rất nhiều loại hàng chất lượng khác nhau ở khung giá khác nhau để khách lựa chọn”, chị H. nói.

Vừa nói, chị H. vừa lấy 1 túi bóng đen to và mở ra hàng chục mẫu mã Trung Quốc để giới thiệu, chị H. cho biết: “Đây là hàng khách quen đặt, nhưng không bày ở cửa hàng này. Hàng này cũng chính là hàng hay bán trên Hàng Bài, hay một số phố cổ khác, nhưng giá trên đó rất đắt 400.000 – 500.000 đồng/cái là chuyện bình thường. Một số doanh nghiệp cũng toàn bán mặt hàng hoa văn y hệt như này với giá 270.000 – 280.000 đồng/cái.


Hàng được sản xuất tại Việt Nam được gắn tem, mác.

Hàng được sản xuất tại Việt Nam được gắn tem, mác.

“Nhưng kì thực, nếu chị giao hàng này bán buôn chỉ 100.000 đồng/cái là nhiều. Ngay cả Khải Silk cũng bán toàn hàng này với giá 644.000 đồng/cái, chứ không có hàng đẹp hơn. Dân trong nghề nhìn là biết”, chị H. cho biết thêm.

Ra khỏi cửa hàng chị H., nhóm PV lại tìm đến một cửa hàng đầu cổng làng, tại đây, hàng Trung Quốc cũng được bán rất nhiều. Tuy nhiên, phải hỏi dò trước là mua buôn và thay mác thì mới được người bán giới thiệu cho biết đâu là lụa Vạn Phúc, đâu là lụa có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giá những chiếc khăn lụa xuất xứ từ Trung Quốc cũng vô vàn, nhưng thấp nhất chỉ có 40.000 đồng/chiếc mua buôn, cao thì 100.000 – 125.000 đồng/chiếc. Còn đóng hộp và thay mác thì còn tùy chất liệu.

Hàng khăn tơ lụa voan đã thay mác và đóng hộp có giá từ 80.000 – 90.000 đồng/chiếc; khăn đũi thêu và khăn đũi hoa văn thì đắt, chênh khoảng 40.000 – 60.000 đồng/chiếc. Riêng khăn lụa thêu đã thay mác và đóng hộp giá nằm khoảng 220.000 – 240.000 đồng/cái.

Lụa Vạn Phúc được các tiểu thương cam kết chuẩn 100% sản xuất lại làng.
Lụa Vạn Phúc được các tiểu thương cam kết chuẩn 100% sản xuất lại làng.

Báo giá đó cho khách lấy buôn 100 – 200 cái, nếu lấy hơn nữa thì còn rẻ nữa. Một số chủ cửa hàng ở đây cho biết, hàng Trung Quốc có nhiều nên hàng lụa Vạn Phúc khó bán hơn hẳn. Phần vì đắt hơn, phần vì không ưa nhìn, nhiều màu sắc như hàng Trung Quốc. Khách cũng hay hỏi hàng Trung Quốc nên dần dần, các xưởng của gia đình cũng quen với việc thay mác này đóng sang mác nọ.


Hàng xuất xứ không phải tại làng Lụa Vạn Phúc, được các tiểu thương chào mời.

Hàng xuất xứ không phải tại làng Lụa Vạn Phúc, được các tiểu thương chào mời.

Theo chị Hà với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cũng là chủ một hãng chuyên sản xuất lụa Việt Nam - cho biết: “Đến giờ này, chỉ còn vài nhà ở Vạn Phúc là sản xuất lụa thật. Việc nhập hàng Trung Quốc về bán là rất phổ biến.”

“Lụa Trung Quốc đa dạng, in màu cực kì sắc sảo, độ lụa nuột nà hơn hàng Việt mình. Đó là do họ có công nghệ nhuộm in rất hiện đại. Trong khi đó, hàng mình chủ yếu làm thủ công, màu lụa thường là màu trầm, trơn, nhạt nhạt, sờ vào thô ráp. Màu có rực rỡ hơn nếu nhuộm bằng thuốc nhưng cũng không bằng hàng Trung Quốc”, chị Hà nói.

Mua bán hàng lụa Trung Quốc dễ dàng, sau đó thay mác lụa Vạn Phúc để nghiễm nhiên trở thành hàng thủ công được không ít người “tự hào” nhận là nghề, chứ không riêng gì thương hiệu Khải Silk. Tuy nhiên, giá bán bao nhiêu vẫn nằm ở giá trị thương hiệu và cách làm thương mại của các doanh nghiệp.

Thế Hưng
Clip và ảnh: Toàn Vũ

Vụ gian lận của Khaisilk: Hàng Trung Quốc vẫn trà trộn bán trong làng lụa Vạn Phúc - 7

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm