TPHCM:
Viện Kiểm sát “việt vị” trong đề nghị điều tra Huyền Như tham ô?
(Dân trí) - Đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của 5 nguyên đơn dân sự, xem xét điều tra lại Huyền Như về tội “Tham ô tài sản”. Tuy nhiên, luật sư của Vietinbank cho rằng đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Luật sư của Vietinbank cũng đề nghị cấp phúc thẩm không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo đối với phần đã có hiệu lực pháp luật.
Luật sư đòi hủy án sơ thẩm
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Hơn 20 tỷ USD được doanh nghiệp FDI "đổ" vào Việt Nam năm 2014 * Ngành thủy sản trước những cơ hội lớn * NCB dành gần 1.000 tỷ cho vay ưu đãi phát triển nông nghiệp * Sáp nhập Banknetvn và Smartlink * “Gãy trụ”, VN-Index mất hơn 7 điểm * Hà Nội chính thức cho phép xây trung tâm văn hóa cạnh Hồ Gươm |
Tương tự, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Cổ phần đầu tư An Lộc, Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông cũng đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm liên quan đến công ty.
VKS “việt vị” trong đề nghị chuyển tội danh Huyền Như?
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank, luật sư Nguyễn Thị Bắc đã phản bác ý kiến của các luật sư và nội dung kháng cáo của ACB, các nhân viên ACB về trách nhiệm dân sự quanh số tiền 718 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh.
Luật sư Bắc khẳng định Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền ngay từ đầu, khi thoả thuận với Huỳnh Thị Bảo Ngọc, Phó phòng quản lý quỹ ACB về việc huy động tiền với lãi suất cao. Cụ thể, Như đã đồng ý lãi suất được ghi trong hợp đồng là 14%, lãi suất chênh ngoài hợp đồng được trả ngay sau khi tiền chuyển vào tài khoản thanh toán là 3,8 đến 4,5%/năm và riêng cho Ngọc là 1,5%.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Kiên mà luật sư gửi cho HĐXX thì “thỏa thuận ngầm” trên giữa Ngọc và bị cáo Như xuất phát từ chủ trương trái pháp luật của Thường trực Hội đồng quản trị ACB ủy thác cho nhân viên của mình gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác và sự triển khai thực hiện chủ trương đó của Ban lãnh đạo ACB.
Với con “mồi lãi suất cao“ và tiền % cho Ngọc, Như đã thực hiện có tính toán tiếp theo các thủ đoạn gian dối, dẫn dụ Ngọc và các nhân viên ACB làm mọi việc theo sự sắp đặt của Như, trong đó có cả các việc làm trái quy định, tắc trách, vô trách nhiệm và Như đã lợi dụng sự sai phạm, tắc trách này để chiếm đoạt trót lọt 718 tỷ đồng của ACB. Luật sư Bắc cũng cáo buộc lãnh đạo ACB lập tài liệu giả để kiện Vietinbank vì biết ACB đã bị Huyền Như lừa chiếm đoạt 718 tỷ.
Vị nữ luật sư này cũng phản bác ý kiến của luật sư và nội dung kháng cáo của Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) yêu cầu Vietinbank bồi thường 210 tỷ đồng; phản bác ý kiến của vị đại diện VKS cho rằng có dấu hiệu của Tội tham ô đối với khoản chiếm đoạt 210 tỷ đồng này.
Luật sư Bắc khẳng định Vietinbak không có trách nhiệm bồi thường số tài sản mà Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại. Vì vậy, luật sư Vietinbank đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Công ty CP Chứng khoán SaigonBank Beryaja, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Hưng Yên, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Đầu tư và Thương mại An Lộc và bà Lê Thị Ngọc Nga; Không chấp nhận đề nghị của đại diện VKS hủy một phần bản án sơ thẩm đối bị cáo Như và đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 5 công ty trên trên để điều tra lại.