Vì sao Mỹ không cần e ngại AIIB?

AIIB được Trung Quốc "chủ trì" thành lập chỉ mang tính hình thức và sẽ không thể có ảnh hưởng gì tới hệ thống tài chính thế giới.

Đó là nhận định của một số nhà kinh tế về việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Nguồn: Getty Images - Takaki Yajima-Pool

Nguồn: Getty Images - Takaki Yajima-Pool

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
"Chúng tôi đã nghe nhiều ý kiến cho rằng, AIIB là một động thái vô cùng bất ngờ của Trung Quốc và chưa có tiền lệ trên thế giới. AIIB sẽ mang tới sự thay đổi lớn trong trật tự kinh tế quốc tế và cơ chế lưu thông nguồn vốn - tất cả những điều này thực sự không có căn cứ," theo lời ông Michael Pettis, Giảng viên Tài chính, Đại học Peking, Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia nhận định AIIB sẽ de doạ vị trí thống trị của Mỹ trong hệ thống các tổ chức tài chính quốc tế, ví như Ngân hàng Thế giới - World Bank. Trung Quốc cũng vừa mới công bố, đã có 57 quốc gia tham gia vào AIIB, 37 trong số đó là các quốc gia châu Á. Chỉ có Mỹ, Canada và Nhật là 3 nước còn lại trong nhóm G7 chưa tham gia vào AIIB.

"Tôi cho rằng việc thành lập AIIB đã bị thổi phồng quá mức," theo ông Fraser Howie, Giám đốc điều hành Newedge Singapore, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. "Nếu Trung Quốc cố tình sự dụng kế "con ngựa thành Troy" chỉ để hạ bệ đồng đô la Mỹ và tăng cường vị thế của mình trên thị trường tài chính thế giới, thì "con bài" AIIB là không cần thiết."

Rất khó đoán

Giáo sư Pettis - giảng viên Tài chính, Đại học Peking, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc cũng nêu ra 2 điều AIIB cần có nếu muốn trở thành một định chế tài chính quan trọng trong hệ thống các tổ chức tài chính quốc tế, đó là: 1. Quy mô kinh tế Trung Quốc cần phải tương đương với quy mô nền kinh tế Mỹ trong những năm 1940-1950 - giai đoạn Mỹ bùng nổ về kinh tế lẫn chính trị và 2. là đồng Nhân dân tệ phải trở thành một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới."

Khả năng để cả hai điều trên đồng thời xảy ra là rất thấp, theo ông Pettis. "Có thể một ngày nào đó Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới (mặc dù tôi hoài nghi về điều này), và kể cả khi điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ không có được một nền kinh tế lớn như Mỹ hồi những năm 1940." Thêm vào đó, cũng theo ông Petis, hiện đồng Nhân dân tệ vẫn đang là đồng tiền "nhỏ bé" trên thị trường tài chính quốc tế.

Điều gì khiến cho AIIB trở nên đặc biệt?

AIIB sẽ phải đối đầu với không ít thách thức, giống như các tổ chức tương tự trước đây đã gặp phải," theo ông Howie, Giám đốc điều hànhNew edge Singapore. "Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư tại Châu Phi, Mỹ La tinh mặc dù các khoản đầu tư này chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích." Hơn nữa, AIIB cũng thiếu những mục tiêu cụ thể - là điều vô cùng quan trọng nếu muốn được nhận diện trong hệ thống tài chính quốc tế. "Khi Ngân hàng Thế giới - World Bank, được thành lập, mục tiêu của tổ chức này là giảm nghèo. Đây đương nhiên không phải là mục tiêu của AIIB vì họ chẳng đưa ra được một mục tiêu cụ thể nào. Họ nói về về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước châu Á, nhưng phải chăng là thế giới đang thiếu vốn đề hỗ trợ châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng?"

Chỉ thời gian mới trả lời

Trên đây mới là một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, còn quá sớm để biết được AIIB được thành lập nhằm mục đích gì. Hiện vẫn thiếu những thông tin chính thức về nguồn vốn cũng như đội ngũ lãnh đạo của AIIB do đó Mỹ tuyên bố chỉ chào đón nếu tổ chức này đáp ứng được yêu cầu như đã đặt ra với các tổ chức tài chính hiện tại.

Một chuyên gia khác thì cảnh báo: "Vẫn còn rất nhiều điều rõ ràng. Chưa từng có một tổ chức nào như AIIB được thành lập từ nhiều năm qua. Trung Quốc hiểu rõ họ không thể thất bại với AIIB. Trong khi đó, Washington và Tokyo sẽ không bỏ qua bất kỳ động thái nào liên quan tới AIIB, đó là một thách thức lớn dành cho Trung Quốc."

Theo K.T
Đất Việt/CNBC
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”