1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ukraine dọa kiện Nga ra tòa vì tăng giá khí đốt

(Dân trí) - Chính phủ Ukraine ngày 5/4 đã có phản ứng gay gắt trước việc Nga tăng mạnh giá khí đốt hai lần trong vòng 3 ngày, với tuyên bố sẵn sàng đưa vụ việc ra tòa. Hiện Ukraine đang là nước phải mua khí đốt từ Nga với giá đắt nhất châu Âu.

Ukraine đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khí đốt
Ukraine đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khí đốt

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Tách MobiFone ra khỏi VNPT: Được hay mất?

* Ukraine dọa kiện Nga ra tòa vì tăng giá khí đốt

* Trâu bò chê dưa hấu, nông dân đổ lệ vì đâu?

* Nhu cầu tuyển dụng năm 2014 sẽ tăng

Phát biểu trong một cuộc họp với các bộ trưởng, Thủ tướng Ukraine Asreniy Yatsenyuk đã gọi quyết định tăng giá liên tiếp của Nga là một sự “khiêu chiến về kinh tế”, nhằm trừng phạt các nhà lãnh đạo mới Kiev vì đã lật đổ chính phủ do Mátxcơva hậu thuẫn.

Tuần qua, tập đoàn dầu mỏ Gazprom của Nga đã hai lần tăng giá khí đốt bán cho Ukraine thêm 81%, từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1000 m3, khiến quốc gia thành viên Liên Xô cũ này trở thành nước phải mua khí đốt từ Nga cao hơn bất kỳ khách hàng châu Âu nào khác.

Quyết định trên đe dọa làm gia tăng những căng thẳng ngoại giao về tương lai của Ukraine giữa Nga và phương Tây, vốn khiến nhiều quan chức Nga bị cấm vận.

“Áp lực chính trị là không thể chấp nhận được. Chúng ta không chấp nhận mức giá 500 USD (mỗi 1000m3), ông Yatsenyuk khẳng định trong một cuộc họp với các bộ trưởng hàng đầu, được triệu tập để xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế, có nguy cơ làm leo thang căng thẳng tại quốc gia này.

“Nga đã không thể chiếm lấy Ukraine bằng khiêu khích quân sự. Giờ họ đang triển khai kế hoạch thâu tóm Ukraine thông qua khiêu khích kinh tế”, vị Thủ tướng tạm quyền tuyên bố.

Ông Yatsenyuk khẳng định Ukraine sẵn sàng tiếp tục mua khí đốt từ Nga với giá 268,5 USD, bởi đây là “mức giá chấp nhận được”. Nhưng ông cũng cho biết thêm Ukraine phải chuẩn bị cho khả năng “Nga sẽ có thể hạn chế hoặc ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine” trong vài tuần hay vài tháng tới.

Gazprom hiện vẫn đang cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt cho các quốc gia EU, bất chấp các nỗ lực của Brussels nhằm hạn chế sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Gần 40% lượng khí đốt đó chảy qua Ukraine, trong khi phần còn lại được chuyển qua tuyến ống Dòng chảy phương Bắc đi ngầm dưới biển, tới Đức và các tuyến đường khác qua Belarus và Ba Lan.

Phát biểu trong cuộc họp trên, Bộ trưởng năng lượng Ukraine Yuriy Prodan khẳng định Kiev sẵn sàng đưa Gazprom ra tòa trọng tài tại Stockholm nếu Mátxcơva từ chối đàm phán giảm giá.

“Tôi đã tuyên bố chắc chắn rằng chúng tôi sẽ tìm cách đạt được một thỏa thuận”, Prodan nói. “Nhưng nếu chúng tôi không thể thỏa thuận, chúng tôi sẽ tới tòa trọng tài, bởi hợp đồng hiện tại cho phép chúng ta làm điều đó. Hiện vẫn còn thời gian để thỏa thuận với Nga”.

Thủ tướng Yatsenyuk thì cho biết Kiev đang thương thảo với một số láng giềng phía Tây về khả năng mua khí đốt từ những nước này. Nếu thành công, giá khí đốt Ukraine phải trả sẽ rẻ hơn mua từ Gazprom khoảng 150 USD/1000 m3. Ukraine đã được Ba Lan và Hungary bán cho một lượng nhỏ.

Thanh Tùng
Theo AFP

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm