Nga tăng hơn 40% giá khí đốt bán cho Ukraine
Tập đoàn Gazprom của Nga ngày 1/4 đã tăng giá khí đốt bán cho Ukraine thêm hơn 40%. Động thái này làm gia tăng sức ép kinh tế đối với Kiev trong cuộc khủng hoảng quan hệ với Moscow.
Hãng tin Reuters cho biết, trong những lần bất đồng về giá khí đốt trước kia, Nga đã vài lần cắt nguồn cung khí đốt cung cấp cho Ukraine đồng thời giảm nguồn cung khí đốt đi qua Ukraine sang châu Âu. Tuy nhiên, lần này, Nga dùng “con bài” tăng giá khí đốt để gây áp lực tài chính đối với quốc gia láng giềng đang đối mặt nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia.
Mặc dù vậy, gói cứu trợ tài chính mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cam kết tung cho Ukraine có thể sẽ giúp Kiev giảm bớt được những sức ép mà phía Nga đang tạo ra.
Với động thái tăng giá khí đốt từ Nga, Ukraine sẽ phải trả 385,5 USD/1.000 mét khối khí đốt trong quý 2 năm nay, từ mức giá 268,5 USD/1.000 mét khối đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Mức giá này cao hơn giá trung bình mà các khách hàng trong Liên minh châu Âu (EU) phải trả để mua khí đốt của Nga, nhưng ngang với mức giá mà Kiev đã dự báo trước đó.
Việc tăng giá khí đốt này chấm dứt thỏa thuận cung cấp khí đốt giá rẻ mà Nga đã nhất trí với Ukraine vào tháng 12 năm ngoái, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych và Crimea sáp nhập Nga.
Giám đốc điều hành (CEO) Alexei Miller của Gazprom nói rằng, việc tăng giá khí đốt là phù hợp vì Ukraine hiện vẫn còn nợ tập đoàn này 1,7 tỷ USD tiền mua khí đốt chưa trả. “Thỏa thuận bán khí đốt giá rẻ vào tháng 12 năm ngoái không thể tiếp tục áp dụng”, ông Miller nói. Cũng theo ông Miller, thuế vận chuyển khí đốt của Gazprom tới châu Âu qua Ukraine cũng được tăng thêm 10%, phù hợp với các thỏa thuận trước đó giữa hai bên.
CEO mới của công ty năng lượng quốc doanh Naftogaz của Ukraine, ông Andrei Kobolev, dự kiến sẽ tới Moscow trong tuần này để đàm phán về nguồn cung khí đốt của Nga. Ukraine hiện đang có những nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Cho tới nay, Nga vẫn là nguồn cung đáp ứng một nửa nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Ukraine.
Trước thỏa thuận giảm giá đạt được vào tháng 12 năm ngoái, Ukraine mua khí đốt của Nga với giá khoảng 400 USD/1.000 mét khối, một mức giá mà Kiev cho là không phù hợp với nền kinh tế yếu kém của nước này. Vào tháng 12, Tổng thống Vladimir Putin nhất trí sẽ bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine và đề xuất hỗ trợ tài chính cho nước này sau khi Kiev quyết định không ký một thỏa thuận thương mại với EU và thay vào đó tăng cường quan hệ với Moscow.
“Mức giá 385,5 USD/1.000 mét khối là nằm trong dự kiến và rõ ràng phù hợp với hợp đồng. Thỏa thuận giảm giá hồi tháng 12 không còn tiếp tục”, ông Kobolev nói trong một cuộc họp báo ở Kiev.
Gazprom đã phát tín hiệu rằng, một cuộc xung đột mới về thanh toán tiền mua và nguồn cung khí đốt - tương tự như các cuộc xung đột xảy ra vào năm 2006 và 2009 làm gián đoạn nguồn cung khí đốt sang Ukraine và tới châu Âu - có thể xảy ra, mặc dù Gazprom nói rằng, họ chẳng được lợi gì trong những cuộc xung đột như thế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí bơm cho Ukraine khoảng 14-18 tỷ USD, đổi lại Kiev phải thực hiện những cải cách kinh tế không hề dễ dàng. Đây là một phần trong gói hỗ trợ quốc tế với tổng trị giá 27 tỷ USD nhằm giúp Ukraine vực dậy nền kinh tế. IMF đã sẵn sàng giải ngân 3 tỷ USD viện trợ đầu tiên cho Ukraine ngay trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine, ông Arseny Yatseniuk, nói rằng, nước này vẫn cần nguồn cung năng lượng từ EU để đề phòng trường hợp Nga cắt khí đốt.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Mặc dù vậy, gói cứu trợ tài chính mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cam kết tung cho Ukraine có thể sẽ giúp Kiev giảm bớt được những sức ép mà phía Nga đang tạo ra.
Với động thái tăng giá khí đốt từ Nga, Ukraine sẽ phải trả 385,5 USD/1.000 mét khối khí đốt trong quý 2 năm nay, từ mức giá 268,5 USD/1.000 mét khối đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Mức giá này cao hơn giá trung bình mà các khách hàng trong Liên minh châu Âu (EU) phải trả để mua khí đốt của Nga, nhưng ngang với mức giá mà Kiev đã dự báo trước đó.
Việc tăng giá khí đốt này chấm dứt thỏa thuận cung cấp khí đốt giá rẻ mà Nga đã nhất trí với Ukraine vào tháng 12 năm ngoái, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych và Crimea sáp nhập Nga.
Giám đốc điều hành (CEO) Alexei Miller của Gazprom nói rằng, việc tăng giá khí đốt là phù hợp vì Ukraine hiện vẫn còn nợ tập đoàn này 1,7 tỷ USD tiền mua khí đốt chưa trả. “Thỏa thuận bán khí đốt giá rẻ vào tháng 12 năm ngoái không thể tiếp tục áp dụng”, ông Miller nói. Cũng theo ông Miller, thuế vận chuyển khí đốt của Gazprom tới châu Âu qua Ukraine cũng được tăng thêm 10%, phù hợp với các thỏa thuận trước đó giữa hai bên.
CEO mới của công ty năng lượng quốc doanh Naftogaz của Ukraine, ông Andrei Kobolev, dự kiến sẽ tới Moscow trong tuần này để đàm phán về nguồn cung khí đốt của Nga. Ukraine hiện đang có những nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Cho tới nay, Nga vẫn là nguồn cung đáp ứng một nửa nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Ukraine.
Trước thỏa thuận giảm giá đạt được vào tháng 12 năm ngoái, Ukraine mua khí đốt của Nga với giá khoảng 400 USD/1.000 mét khối, một mức giá mà Kiev cho là không phù hợp với nền kinh tế yếu kém của nước này. Vào tháng 12, Tổng thống Vladimir Putin nhất trí sẽ bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine và đề xuất hỗ trợ tài chính cho nước này sau khi Kiev quyết định không ký một thỏa thuận thương mại với EU và thay vào đó tăng cường quan hệ với Moscow.
“Mức giá 385,5 USD/1.000 mét khối là nằm trong dự kiến và rõ ràng phù hợp với hợp đồng. Thỏa thuận giảm giá hồi tháng 12 không còn tiếp tục”, ông Kobolev nói trong một cuộc họp báo ở Kiev.
Gazprom đã phát tín hiệu rằng, một cuộc xung đột mới về thanh toán tiền mua và nguồn cung khí đốt - tương tự như các cuộc xung đột xảy ra vào năm 2006 và 2009 làm gián đoạn nguồn cung khí đốt sang Ukraine và tới châu Âu - có thể xảy ra, mặc dù Gazprom nói rằng, họ chẳng được lợi gì trong những cuộc xung đột như thế.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí bơm cho Ukraine khoảng 14-18 tỷ USD, đổi lại Kiev phải thực hiện những cải cách kinh tế không hề dễ dàng. Đây là một phần trong gói hỗ trợ quốc tế với tổng trị giá 27 tỷ USD nhằm giúp Ukraine vực dậy nền kinh tế. IMF đã sẵn sàng giải ngân 3 tỷ USD viện trợ đầu tiên cho Ukraine ngay trong tháng 4 này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine, ông Arseny Yatseniuk, nói rằng, nước này vẫn cần nguồn cung năng lượng từ EU để đề phòng trường hợp Nga cắt khí đốt.
Theo Điệp Vũ
VnEconomy