Tự động hóa nhà vệ sinh không còn là xa xỉ

Thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng các thiết bị tự động trong nhà vệ sinh như van cảm ứng tiểu nam, vòi rửa tay cảm ứng và máy sấy tay tự động bắt đầu rộ lên trong các tòa nhà văn phòng, sân bay, khách sạn và thậm chí cả các nhà hàng ở Việt Nam.

Cách đây vài ba năm, các thiết bị vệ sinh thông minh chủ yếu xuất hiện trong các khách sạn cao cấp hoặc tòa nhà văn phòng hạng sang. Nhưng thời gian gần đây, các thiết bị này đã mở rộng sang các đối tượng bình dân hơn do chi phí đầu tư rẻ và nhiều lựa chọn sản phẩm hơn, chứ không phụ thuộc vào hàng nhập ngoại như trước.

Đua nhau tự động hóa nhà vệ sinh

Những người hay đi lại qua các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng gần đây nếu để ý có thể nhận thấy khu vệ sinh của các sân bay này có nhiều thay đổi, sạch sẽ hơn và đặc biệt được tự động hóa ở khâu xả nước. Trên mỗi bồn tiểu nam đã thấy xuất hiện một thiết bị cảm ứng để tự động xả thay cho van bấm xả nước thủ công.

Ông Trần Lâm Tường, kỹ sư Trung tâm khai thác ga sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, từ giữa năm 2010, toàn bộ các phòng vệ sinh công cộng của sân bay đã được lắp đặt van cảm ứng tiểu nam tự động xả nước thay cho hệ thống van xả bấm tay. “Sau khi lắp đặt hệ thống xả nước tự động, các khu vệ sinh của sân bay sạch sẽ hơn và đặc biệt nó mang lại sự tiện lợi cho các hành khách”, ông Tường nhận xét.

Theo ông Tường, sân bay Tân Sơn Nhất đã có ý định trang bị thiết bị xả nước tự động từ nhiều năm trước nhưng vào thời điểm đó các thiết bị này chủ yếu là hàng nhập khẩu có giá rất đắt, khoảng 10 triệu đồng mỗi bộ thiết bị nên sân bay không đủ khả năng đầu tư hàng trăm bộ theo thực tế. Vào giữa năm 2010, sân bay đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống các thiết bị vệ sinh thông minh của SmartHome - sản phẩm do một công ty trong nước sản xuất - trong các khu vệ sinh do giá thiết bị chỉ bằng 20% đến 30% so với hàng nhập khẩu.
 
Tự động hóa nhà vệ sinh không còn là xa xỉ
Vòi rửa tay cảm ứng, tự động xả nước khi có người sử dụng

Tòa nhà văn phòng của các doanh nghiệp và nhiều cơ quan nhà nước cũng đã đưa các thiết bị tự động vào các khu vệ sinh. Ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc công ty Kim khí thương mại NB, cho biết khoảng 60% số tòa nhà công ty này tham gia xây dựng, trong đó có trụ sở mới của Bộ Tài chính, đã triển khai các thiết bị vệ sinh thông minh như van cảm ứng tiểu nam, vòi rửa tay cảm ứng, máy sấy tay tự động.

Các nhà hàng ăn uống dường như cũng bắt đầu chú ý đến việc tự động hóa các khu vệ sinh. Hiện nay, ba trong số năm nhà hàng của hệ thống nhà hàng Legend Beer trên toàn quốc đã được trang bị các thiết bị vệ sinh thông minh.

Ông Đặng Văn Phượng, phụ trách kỹ thuật của hệ thống nhà hàng Legend Beer cho biết hệ thống nhà hàng này đã lắp đặt các thiết bị vệ sinh thông minh của SmartHome từ vài năm nay với chi phí đầu tư chỉ hơn 10 triệu đồng cho một nhà hàng phục vụ trung bình 500 thực khách mỗi ngày.

Theo ông Phượng, các thiết bị tự động trong nhà vệ sinh rất phù hợp với đặc thù của các nhà hàng, nơi khách hàng thường ngại bấm van thủ công hoặc thường xuyên mở vòi rửa tay nhưng quên không khóa nước. “Sau khi lắp đặt các thiết bị này, khu vệ sinh của nhà hàng sạch sẽ và tiết kiệm nước hơn trước đây. Nhân viên vệ sinh cũng giảm được 1-2 người với mỗi nhà hàng”, ông Phượng nói.

Đánh giá về nhu cầu tự động hóa trong nhà vệ sinh, bà Nguyễn Kim Tuyến, giám đốc công ty Thương mại vật liệu xây dựng Thiên Sơn, cho rằng hiện nay gần như 100% các dự án lớn đã sử dụng thiết bị vệ sinh thông minh, đặc biệt là van cảm ứng tiểu nam. Tuy nhiên, theo bà Tuyến, các thiết bị này hiện mới phổ biến ở các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà hàng và các cơ quan chứ chưa được sử dụng nhiều trong các công trình công cộng như bệnh viện, trường học do tâm lý vẫn nghĩ rằng đây là sản phẩm cao cấp và đắt đỏ.

Không còn xa xỉ, đắt đỏ

Trên thị trường, các thiết bị vệ sinh thông minh chủ yếu là van cảm ứng tiểu nam, vòi rửa tay cảm ứng, máy sấy tay, bàn cầu điện tử và thiết bị bật tắt đèn thông minh. Vài năm trước, người tiêu dùng có rất ít sự lựa chọn cả về mẫu mã lẫn thương hiệu. Nhưng hiện nay, các sản phẩm này đã có rất nhiều nhà cung cấp, trong nước có SmartHome và hàng nhập khẩu có Toto, Inax, Caesar và một số sản phẩm của Trung Quốc. Giá cả cũng có nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng từ vài trăm nghìn đồng đến cả chục triệu đồng.
 
Tự động hóa nhà vệ sinh không còn là xa xỉ
Chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng, người tiêu dùng đã có thể lắp đặt
van cảm ứng tiểu nam để tự động xả nước cho các phòng vệ sinh

Nhận xét về thị trường thiết bị vệ sinh thông minh, bà Lan Hương, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên phố Bích Câu (Hà Nội) cho biết sản phẩm của SmartHome hiện bán chạy hơn các hàng nhập khẩu do có giá cạnh tranh, dịch vụ bảo hành tốt và nhiều mẫu mã từ phổ thông đến cao cấp. Ví dụ với van cảm ứng tiểu nam, sản phẩm của SmartHome có loại giá chưa đến 1 triệu đồng, chỉ tương đương thậm chí thấp hơn các van xả thủ công bấm tay, trong khi sản phẩm tương tự của các hãng khác có giá từ 3 đến 10 triệu đồng.

Nhưng giá cả, theo bà Lan Hương, chỉ là một phần. Yếu tố chính khiến nhiều khách hàng chọn sản phẩm của SmartHome là chất lượng tốt và được nhà sản xuất lắp đặt, bảo hành tận nơi, trong khi đó hàng nhập khẩu có khi thời gian bảo hành kéo dài cả tháng do phải chờ đợi nhập linh kiện.

Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng sản phẩm sản xuất trong nước hiện được nhiều nhà thầu ưa dùng vì giá phù hợp, chất lượng tốt và bảo hành nhanh chóng, thường chỉ sau vài giờ. Hàng nhập ngoại có vấn đề lớn là thời gian bảo hành, thay thế linh kiện lâu và giá đắt, gấp vài lần sản phẩm trong nước sản xuất.

Trong thời gian tới, các thiết bị vệ sinh thông minh sẽ ngày càng phổ biến hơn trong các tòa nhà, công trình công cộng và thậm chí là các hộ gia đình do giá cả ngày càng phù hợp, mẫu mã đa dạng và quan trọng hơn là nó mang lại sự văn minh, sạch sẽ cho các công trình sử dụng.

Mạnh Tiến