1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

TPP và lợi ích trong việc chống hàng giả từ Trung Quốc

"Một số chương trong TPP như: chương về hải quan, chương về đầu tư sẽ tạo thuận lợi chặt chẽ về các thủ tục giữa các cơ quan, minh bạch hóa các quy định về hải quan", ông Trần Bá Cường – Trưởng phòng WTO, Vụ đa biên – Bộ công thương đánh giá.

Trong Hội thảo "Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ thương hiệu trong hội nhập AFTA và TPP" diễn ra vào ngày 20.11, ông Trần Bá Cường – Trưởng phòng WTO, Vụ đa biên – Bộ công thương nhận định: “chúng ta cũng không nên quá lo ngại nếu như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì hàng giả, hàng nhái sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Không phải cứ hội nhập, mở cửa thương mại là những cái xấu tràn vào”.

Ông Trần Bá Cường cho biết, một trong những nội dung quan trọng nhất của TPP và các hiệp định tự do khác là xóa bỏ thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu. Đây là hiệp định toàn diện, tiêu chuẩn cao, gần như 100% là hàng hóa sẽ được xóa bỏ thuế quan khi nhập khẩu về Việt Nam.

 


Khi thương mại được tự do hóa, rào cản về thuế được loại bỏ thì điều đó đồng nghĩa với việc hàng giả hàng nhái từ nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam.

Khi thương mại được tự do hóa, rào cản về thuế được loại bỏ thì điều đó đồng nghĩa với việc hàng giả hàng nhái từ nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam.

 

Theo đó, trước mắt người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi do hàng hóa sẽ rẻ vì họ không phải trả tiền thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng tới công tác chống gian lận thương mại. Khi thương mại được tự do hóa, rào cản về thuế được loại bỏ thì điều đó đồng nghĩa với việc hàng giả hàng nhái từ nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Cường cũng khẳng định rằng không nên quá lo ngại về vấn đề này. Ông cho hay TPP hiện bao gồm 12 thành viên và ở đó chủ yếu là những nước phát triển như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Chi Lê, Peru, Mexico… là những nước có hàng hóa chất lượng tương đối tốt. Ở đây, hàng giả, hàng nhái mà chúng ta lo ngại hầu như đều xuất phát từ Trung Quốc mà Trung Quốc hiện nay vẫn chưa phải thành viên của TPP. Theo đó, chúng ta cũng không nên quá lo ngại là nếu như TPP có hiệu lực thì hàng giả, hàng nhái sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Không phải cứ hội nhập, mở cửa thương mại là những cái xấu tràn vào.

Bên cạnh đó, ông Cường phát biểu: “một số chương trong TPP như: chương về hải quan, chương về đầu tư sẽ tạo thuận lợi chặt chẽ về các thủ tục giữa các cơ quan , minh bạch hóa các quy định về hải quan. Các quy định này sẽ giúp chúng ta kiểm soát hàng nhập khẩu chặt chẽ hơn, an toàn hơn. Ví dụ, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản hay từ Canada đều phải trải qua những truy xuất rất minh bạch trên cơ sở chứng từ tài liệu, tự động hóa máy tính. Điều đó sẽ giúp cho công tác chống hàng giả, hàng nhái tốt hơn rất nhiều. Chương sở hữu trong các hiệp  định tự do cũng có tác dụng lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Trong chương về sở hữu trí tuệ của  hiệp định TPP, mức độ bảo hộ sẽ mạnh hơn. Điều này có tác động mạnh nhất đến hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nó sẽ làm chúng ta bảo hộ tốt hơn.

Khi hàng hóa được miễn thuế thì giá sẽ rẻ đi, điều đó có nghĩa là người dân được mua hàng chính hãng với giá rẻ. Và đặc biệt, cơ hội tiếp cận hàng giả, hàng nhái của khách hàng sẽ giảm đi rất nhiều.

"Không nên so sánh luật của mình với luật thế giới"

Nhận định về vấn đề hàng hàng giả, hàng nhái đang được nhập lậu vào Việt Nam, ông Nguyễn Công San - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, không nên so sánh luật của mình với luật thế giới. Ở thế giới, kinh tế phát triển, người dân có ý thức cao hơn, các doanh nghiệp được điều khiển tốt hơn. Rõ ràng, họ có hệ thống quy phạm pháp luật tốt và cơ quan thực thi pháp luật chuẩn.

Ông San chỉ ra hiện tại, thủ đoạn và quy mô bán hàng giả, hàng nhái đang ở mức độ cao hơn, ở trên diện rộng hơn. Một bức tranh phản ánh thực tế thị trường chỉ ra rằng hàng chính hãng có mức giá cao mà kinh tế mình thì chưa đáp ứng được. Cơ bản hàng giả hiện nay là hàng từ Trung Quốc.

“Nhiều đối tượng đã bắt bắt chước, nhái lại sản phẩm từ các thương hiệu lớn như Nike, Adidas và nhập lậu từ Trung Quốc về. Ví dụ một chiếc túi Adidas hàng xịn thì có mức giá mấy triệu, nhưng hàng nhập từ Trung Quốc về chỉ ở mức hơn 100 nghìn đồng. Như vậy, với tình hình phát triển như vậy thì quy mô bán hàng giả sẽ mở rộng”, ông San nói.

Tình hình bán hàng giả hiện nay vẫn hình thành đường dây ổ nhóm, nhập lậu, tập kết và bán phân phối trên thị trường. Ngoài ra, nhiều trường hợp hàng giả được sản xuất ngay tại Hà Nội.

Bán hàng giả hiện nay không chỉ được tập trung ở những doanh nghiệp lớn, mà những sinh viên chỉ có mức vốn là 1 đến 2 triệu đồng cũng có thể bán hàng giả. Thực tế hiện nay, người Việt vẫn thích mặc những đồ có nhãn hiệu nổi tiếng mà tình hình kinh tế không cho phép. Theo đó, đây chính là một trong những yếu tố giúp việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái càng mở rộng, Ông San khuyến cáo.

Trước tình trạng nhập lậu hàng hóa ồ ạt như hiện nay, ông San tuyên bố: “đối với các cơ quan thực hiện pháp luật như chúng tôi, chúng tôi không ngại xử lý hàng vi phạm của các doanh nghiệp, không ngại xử lý hàng giả. Chúng tôi hiện đang phối hợp tốt với các cơ quan công an và các cơ quan thực thi pháp luật khác để đảm bảo, kiểm tra, xử lý tốt”.

Theo Tuyết Nhung

Một thế giới