Trong không khí Xuân đang về, chúng tôi đến thăm nơi tạo ra những nén nhang văn hóa bậc nhất hiện nay là nhang Phụng Nghi. Qua bàn tay tinh hoa của nghệ nhân, mỗi nén nhang gợi mở nhiều điều chưa biết về hương nhang-linh vật gần gũi và rất quan trọng trong tâm thức người Việt.
Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu được mâm ngũ quả, bánh chưng xanh, đặc biệt là nén nhang văn hóa. Nén nhang để tỏ lòng thành kính với ông bà, Tiên tổ. Đêm giao thừa đoàn viên, nén nhang là giao hòa huyền diệu thiêng liêng giữa Trời, Đất và Người. Nén nhang cầu chúc an bình, may mắn cho mọi người trong gia đình và để cho không khí những ngày đầu năm thêm ấm áp, tươi vui…
Trong không khí Xuân mới đang về, chúng tôi đến thăm nơi tạo ra những nén nhang văn hóa bậc nhất hiện nay là nhang Phụng Nghi. Qua đôi bàn tay tinh hoa của các nghệ nhân, mỗi nén nhang đã gợi mở được nhiều điều chưa biết về hương nhang - linh vật gần gũi và rất quan trọng trong tâm thức người Việt.
Tại Phụng Nghi, khoa học là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Anh Hồ Đức Hải, một nhân viên nghiên cứu với bàn tay chi li đong đếm trong phòng thí nghiệm, không ngừng tìm hiểu và thẩm định mùi vị của các loại hương nhang từ vùng miền theo văn hóa truyền thống của người Việt. Từ nhang Trầm (Thăng Long Hà Nội), nhang Bài (Đông Bắc Bộ), nhang Đàn hương (Sài Gòn Gia Định), nhang Trám (Kinh Bắc) cho tới nhang từ cây Lộng Xeng của người Mông ở Sán Chải… Phụng Nghi đã dày công bồi đắp cho hệ thống cơ sở dữ liệu về thảo mộc và nhang làm nền tảng căn bản cho sản xuất khoa học.
Ông Bùi Quốc Vịnh- người làm tại xưởng bột- nói rằng công đoạn khó và phức tạp nhất là khâu pha trộn bột nhang. Việc này phải do người có tay nghề và kinh nghiệm đảm nhận. Có loại nhang phải cân đong tới vài chục loại thảo mộc, pha trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định, pha bột như thế nào hoàn toàn vào kinh nghiệm, cách pha chế. Người làm nhang cũng chẳng khác gì thầy lang bốc thuốc ngày xưa. Nhồi bột nhang lại càng vất vả vì phải dùng sức mạnh của đôi tay. Phải thật khỏe, thật dai mới nhồi cho bột nhang tới được độ dẻo cần thiết.
Với bàn tay cần mẫn, ông Đào Văn Phát- một nghệ nhân tại xưởng sản xuất nhang vòng cho hay: “Tưởng như đơn giản, nhưng cầu kỳ lắm mới có thể làm ra được 1 nén nhang tinh hoa văn hóa Phụng Nghi. Chỉ sản phẩm bình dị đó thôi, nhưng giá trị hàm chứa trong nó thì vĩnh hằng thiêng liêng lắm…”, ông đúc kết.
Từ những nghệ nhân tuổi ngoài ngũ thập cho tới những thanh niên, cánh tay ai nấy vẫn thoăn thoắt khéo léo tung hứng những vòng nhang như đang chơi một trò chơi dân gian rất vui mắt. Ai cũng phải có ít nhiều năng khiếu mới làm được. Người trẻ và nhạy với nghề như anh Nguyễn Đức Khải phải học tới 6 tháng mới có thể thành thạo. Còn người bình thường trung bình có khi phải mất tới 1 - 2 năm.
“Nhang muốn cháy đượm và đẹp màu phải làm từ 5h sáng tới 2h chiều để phơi nắng tròn vẹn trong 1 ngày. Nhang Phụng Nghi không bao giờ sấy bằng nhiệt, vì như thế sẽ làm bay mất tinh chất trong nhang. Trong các loại nhang, nhang Trầm Thăng Long Hà Nội là tinh hoa nhất, có thời gian phơi cũng lâu nhất. Mỗi loại thảo mộc là một hành trong triết lý ngũ hành phương Đông, các loại bột của loại nhang này được pha trộn thành tương sinh theo triết lý đó…”, ông Nguyễn Văn Chiến chia sẻ.
Mỗi nén nhang Phụng Nghi là thành quả của sự khổ công, chăm chú tập trung cao độ của đôi bàn tay và đôi mắt. Người nghệ nhân có khi vì “những nén tinh hoa” mà quên ăn, quên ngủ, quên cả giờ về nhà. “Con Cóc ở góa ba năm. Chàng nhang đến hỏi mà không nhận lời…”, những người thợ của Phụng Nghi hài hước pha trò với chúng tôi bằng một câu ca dao nói về sự cực nhọc và cầu kỳ không quản thời gian của nghề làm nhang.
Độ tuổi trung bình người lao động làm việc tại nhang Phụng Nghi rất cao, ở mức 52,8 tuổi. Có những lao động đã ngoài 80 tuổi như lão nghệ nhân Hà Thị Nụ cũng đã 85 tuổi. Đôi bàn tay cụ khi thao tác trên cả mức khéo léo, có gì đó rất tình cảm và điêu luyện khác thường.
Chị Phạm Thị Bích vừa phơi nhang vừa nói với chúng tôi: “Các anh chị hãy thử tìm xem, ngoài thực phẩm là cái ăn cái uống, có sản phẩm nào tồn tại nguyên vẹn hình hài và phổ biến từ thời cổ xưa cho đến tận bây giờ như hương nhang không? Bàn tay miệt mài của chúng tôi ngày ngày góp sức làm ra những nén nhang Phụng Nghi để tiếp nối cho truyền thống nhân văn cao quý đó…”.
“Người ta là hoa của Đất. Bàn tay người nghệ nhân chứa đựng tình cảm, tinh hoa, văn hóa lắm… Văn hóa truyền thống sinh ra từ dân gian và không thể xa được suối nguồn nuôi dưỡng từ đất mẹ sinh ra nó. Nén nhang được sản xuất công nghiệp, xa rời bàn tay nghệ nhân tại các làng nghề, sẽ chỉ còn là nén nhang vô hồn, khô khốc, mang nặng tính ăn thua, lỗ lãi.
Phụng Nghi làm nhang từ tâm nguyện muốn gìn giữ nét văn hóa linh thiêng trong nén nhang mang hồn cách Việt, nên đã khước từ để bạo dạn đi ngược lại với xu hướng sản xuất lớn và tập trung tại các khu công nghiệp để sản xuất phi tập trung tại các làng nghề, nơi có những nghệ nhân của chúng tôi ngày ngày miệt mài làm việc. Đó cũng là cách chúng tôi tạo ra thêm hàng trăm lao động tại các vùng nông thôn như một phần tâm sức đóng góp cho xã hội hôm nay vậy…”, Giám đốc nhang Phụng Nghi Trần Phương Anh chân thành chia sẻ.