Tiếp sau Trung Quốc: Việt Nam công xưởng hay bãi thải toàn cầu?

Trở thành công xưởng của thế giới, thoạt nghe thì khấp khởi mừng vui, nhưng nhìn vào thực tế thì thấy rằng, nguy cơ chúng ta chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là khó tránh khỏi.

Đáng lo hơn vui mừng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
* Bia Trung Quốc tiêu thụ nhiều nhất thế giới
Tại Hội nghị Đầu tư Invest ASEAN 2015 mới đây, nhiều nhận định rằng, với dân số trẻ, chi phí lao động rẻ cùng lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian tới.

Các phân tích cho thấy, tại Trung Quốc thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng,... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của các nhà đầu tư giảm mạnh. Nếu trước đây, lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.

Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng một nửa so với khu vực phía nam Trung Quốc, cùng với bờ biển dài, rất dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải trong nội địa.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán để gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào cuối năm 2015,... Điều này sẽ giúp thu hút nhiều DN nước ngoài bỏ vốn đầu tư để xuất khẩu hàng hóa nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan.

Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.

Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.

Trong khi nhiều ý kiến đang khấp khởi mừng vui, thì cũng có không ít quan ngại khi Việt Nam cứ "vô tư" trở thành công xưởng của thế giới với những gì hiện có. Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa công xưởng với những công nghệ thấp, thì điều này rõ ràng là đáng lo ngại, thậm chí là mối nguy hại cho nền kinh tế, bởi trước sau cũng sẽ trở thành bãi thải công nghệ.

Trở thành "công xưởng" là phải đón nhận sự chuyển dịch của các ngành sản xuất công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn và thực hiện sản phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, mới là điều đáng mừng, ông Giám nói.

Nguy cơ chỉ gia công thuần túy

Tuy nhiên, các phân tích cho thấy, ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế. Muốn đón làn sóng đầu tư của các ngành công nghệ cao, phải có công nghiệp hỗ trợ phát triển. Hiện nay hạ tầng của ngành công nghiệp này quá yếu kém. Với các ngành như ôtô và điện tử, để phát triển cần có lực lượng đông đảo các nhà cung cấp linh kiện, nhưng đến nay hầu như chưa có gì.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng rất thiếu. Tìm trong các trường học, trung tâm đào tạo tại Việt Nam, gần như không thể. Tự đào tạo thì nhiều DN thiếu kinh phí, thiết bị,... Ngay cả khi DN muốn đào tạo thì cũng ít thành công, bởi người lao động Việt Nam hay vì lợi ích thiển cận mà cản trở việc nâng cao tay nghề.

Ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế.

Ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế.

Chẳng hạn, các DN Nhật Bản phàn nàn rằng nhiều lao động sau khi được đào tạo, nắm bắt được một chút về kỹ thuật đã vội rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn.

Trên thực tế, thời gian qua đã có một ngành công nghệ cao chuyển dịch sang Việt Nam rất mạnh mẽ, đó là điện tử. Cụ thể, Tập đoàn Samsung đã biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu với số vốn đầu tư lớn, tới cả chục tỷ USD. Cùng với Samsung, còn hàng loạt các tập đoàn điện tử tên tuổi hàng đầu thế giới khác như Nokia, Sony. Canon, LG cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam.

Tuy nhiên, các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng nhân công rẻ và những ưu đãi lớn về thuế, hạ tầng. Samsung cho biết trong số 90 DN vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ DN Việt Nam chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, với giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế.

Theo ông Dương Đình Giám, với 5 tầng công nghệ, hiện chúng ta chỉ có thể tiếp nhận được 3 tầng, chủ yếu là những công nghệ thấp và trung bình, còn 2 tầng trên, là tầng công nghệ tiến tiến và công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn thì lại không tiếp nhận được, nên nhà đầu tư sẽ chuyển sang nước khác.

Quan sát từ chuyên gia của các tập đoàn tư vấn đầu tư quốc tế cho thấy, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ nội thất từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không thấy sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Đơn cử như dệt may, thì vẫn ở khâu cuối cùng là may, không đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng thấp. Và nếu điều này cứ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thì nguy cơ chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là hoàn toàn khó tránh khỏi.

Các chuyên gia nhận định, nếu trở thành công xưởng của thế giới chỉ với vị trí địa lý thuận lợi, nhân công giá rẻ, trong khi kiểm soát môi trường không gắt gao, sử dụng tài nguyên lãng phí là điều rất đáng quan ngại.

Theo Trần Thủy
VietnamNet
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”