1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Thu về 7.000 tỷ đồng từ thoái vốn, Nhà nước lãi gần gấp rưỡi!

(Dân trí) - Tính đến ngày 24/3, cả nước đã thoái được 4.937 tỷ đồng, thu về 6.987 tỷ đồng, bằng 1,42 lần giá trị sổ sách. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thoái ra 2.690 tỷ đồng nhưng thu về 3.177 tỷ đồng (chiếm 45% tổng giá trị thu về từ thoái vốn).

Trong năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Trong năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Báo cáo tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp diễn ra chiều 26/3, ông Nguyễn Trọng Dũng – Phó trưởng ban Ban chỉ đạo cho biết, theo kế hoạch, năm 2015 cả nước cần hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp (chưa kể số sẽ bổ sung theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới). 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trênFICA:

*Bàn giao kho nổi chứa xuất dầu thô và giàn khai thác “khủng”

* Việt Nam sẽ có lợi, nếu tận dụng cơ hội này

* Thu về 7.000 tỷ từ thoái vốn, Nhà nước lãi gần gấp rưỡi!

* Dubai xây "siêu dự án sân bay" với 32 tỷ USD

* Giữ nguyên giá xăng, giảm giá dầu

Tính đến ngày 24/3, 289 doanh nghiệp nói trên đều đã thành lập Ban Chỉ đạo; trong đó, 207 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 81 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 29 doanh nghiệp (3 tổng công ty nhà nước và 26 doanh nghiệp) đã cổ phần hóa.

Có một số đơn vị được đánh giá đã thực hiện cổ phần hóa có kết quả cao là thành phố Hà Nội (14 doanh nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (4 doanh nghiệp). Ngoài ra, đã bán 1 doanh nghiệp, giải thể 1 doanh nghiệp.

Về thoái vốn nhà nước, tính đến ngày 24/3, cả nước đã thoái được 4.937 tỷ đồng, thu về 6.987 tỷ đồng, bằng 1,42 lần giá trị sổ sách. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là 2.690 tỷ đồng, thu về 3.177 tỷ đồng (chiếm 45% tổng giá trị thu về từ thoái vốn); lĩnh vực bảo hiểm, tài chính là 613 tỷ đồng ,thu về 622 tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp khác là 1.634 tỷ đồng, thu về 3.187 tỷ đồng (việc bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ cao hơn 95% so với giá trị sổ sách, chiếm 45,6% tổng giá trị thu về từ thoái vốn).

Một số đơn vị thực hiện thoái vốn được đánh giá là có kết quả tốt gồm có Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (2.655 tỷ đồng thu về 3.169 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khí (với 307 tỷ đồng thu về được 1.068 tỷ đồng); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (481 tỷ đồng tu về được 526 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực (588 tỷ đồng thu về 593 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (276 tỷ đồng thu về 802 tỷ đồng); tỉnh Bình Dương (149 tỷ đồng thu về 159 tỷ đồng).

Liên quan đến kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO), theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong quý I/2015, có 18 DNNN bán đấu giá cổ phần với khối lượng chào bán là 100 triệu cổ phiếu, tỷ lệ cổ phiến bán được đạt 40% thu về 805 tỷ đồng.

Ông Dũng cũng cho biết, đến nay đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp DNNN theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100 vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.

Báo cáo với Thủ tướng, ông Dũng cho hay, hiện vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đến nay vẫn chưa được giải quyết như: hoàn nhập các khoản dự phòng vào vốn nhà nước, xác định giá trị các khoản đầu tư dài hạn, giá trị tiềm năng, tài sản đã hết khấu hao, định giá lại các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần, xác định giá cổ phiếu bán cho người lao động và tổ chức công đoàn đối với những doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa có điều kiện IPO ngay.

Bên cạnh đó, “việc thoái vốn của một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, công ty tài chính còn chậm do Ngân hàng Nhà nước chậm có ý kiến. Việc bán đấu giá cổ phần theo lô chưa có hướng dẫn”…

Thêm một nguyên nhân khách quan mà theo ông Dũng đó là trong quý I/2015 có 2 dịp nghỉ Tết dương lịch và Âm lịch kéo dài, tổng cộng gần 2 tuần làm việc, phần nào đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”