Thủ tướng sẽ nắm trực tiếp dưới 10 Tập đoàn nhà nước
(Dân trí) - Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, theo dự thảo Nghị định mới, Thủ tướng sẽ chỉ còn chịu trách nhiệm và quyền hạn đối với một số ít Tập đoàn, Tổng công ty.
Thông tin cho báo giới tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều nay (28/10/2012), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, với 21 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (11 Tập đoàn, 10 TCT), trong phiên họp vừa rồi, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo đó, Nghị định mới sẽ quy định danh mục Tập đoàn, trong đó, có một số Tập đoàn do Thủ tướng chịu trách nhiệm và có quyền hạn trực tiếp, còn lại một số khác, quyền hạn và trách nhiệm được Thủ tướng giao cho các Bộ.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp đối với một số ít Tập đoàn, Tổng công ty. Danh sách cuối cùng của những Tập đoàn này sẽ được các thành viên Chính phủ biểu quyết và chỉnh sửa.
"Đến giờ phút này tôi chưa nói được là 6,7 hay bao nhiêu Tập đoàn, nhưng chắc chắn dưới 10" - Bộ trưởng Đam tiết lộ. "Tinh thần là Tập đoàn nào mà Thủ tướng còn giữ lại một số quyền hạn thì sẽ quản - giữ cái nào sẽ quản thật chặt cái đó. Còn cái nào Thủ tướng không giữ không có nghĩa là không quản mà giao quyền đó cho các Bộ trưởng, các Bộ trưởng sẽ phải quản chặt hơn".
Chưa có kết luận cuối cùng về việc Vinashin có được giao Bộ GT-VT quản lý hay không.
Vừa qua, Chính phủ đã quyết định cho dừng thí điểm với 2 Tập đoàn thuộc Bộ Xây dựng. Đây là hai tập đoàn được hình thành do sự sáp nhập của các tổng công ty trong Bộ Xây dựng trước đây.
Cùng thời gian diễn ra buổi họp báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cũng đã đăng tải thông thin về dự thảo Nghị định nêu trên. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước.
Quyền thứ nhất là việc quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển, đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; phê duyệt đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng có quyền quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng được giao quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên; quyết định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc.
Và quyền cuối cùng của Thủ tướng Chính tại các Tập đoàn là phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của công ty do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, theo đề nghị của Bộ, UBND cấp tỉnh; phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả Đề án của tập đoàn kinh tế nhà nước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh; Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.
Về câu hỏi của phóng viên: liệu Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có phải được trả về Bộ Giao thông Vận tải quản lý hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam không đưa ra câu khẳng định nào. Ông cho biết, Vinashin là 1 trong số 21 Tập đoàn, Tổng công ty đã nêu trên. Điểm đặc biệt là hiện Tập đoàn này đang có một đề án tái cơ cấu riêng.
Do những sai phạm của Vinashin trước đây và hậu quả để lại rất lớn nên việc cơ cấu lại Tập đoàn này là nhiệm vụ quan trọng. Chính phủ đã bàn và đang xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị giao nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề để trước khi đưa đến phương án quyết định cuối cùng.
Liên quan đến vấn đề cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh, cần phải theo lộ trình: vào thời điểm nào, bao nhiêu %. Theo đó, vấn đề này để thực hiện cần tính toán trên rất nhiều phương diện và căn cứ trên nhiều yếu tố trong đó có tình hình thị trường. Nếu thị trường tốt thì bán phần vốn này ra sẽ có lời, còn trong bối cảnh thị trường xấu, có ép bán ra thì không những bị thiệt mà còn làm xấu thêm thị trường chung.
Theo đó, Nghị định mới sẽ quy định danh mục Tập đoàn, trong đó, có một số Tập đoàn do Thủ tướng chịu trách nhiệm và có quyền hạn trực tiếp, còn lại một số khác, quyền hạn và trách nhiệm được Thủ tướng giao cho các Bộ.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp đối với một số ít Tập đoàn, Tổng công ty. Danh sách cuối cùng của những Tập đoàn này sẽ được các thành viên Chính phủ biểu quyết và chỉnh sửa.
"Đến giờ phút này tôi chưa nói được là 6,7 hay bao nhiêu Tập đoàn, nhưng chắc chắn dưới 10" - Bộ trưởng Đam tiết lộ. "Tinh thần là Tập đoàn nào mà Thủ tướng còn giữ lại một số quyền hạn thì sẽ quản - giữ cái nào sẽ quản thật chặt cái đó. Còn cái nào Thủ tướng không giữ không có nghĩa là không quản mà giao quyền đó cho các Bộ trưởng, các Bộ trưởng sẽ phải quản chặt hơn".
Vừa qua, Chính phủ đã quyết định cho dừng thí điểm với 2 Tập đoàn thuộc Bộ Xây dựng. Đây là hai tập đoàn được hình thành do sự sáp nhập của các tổng công ty trong Bộ Xây dựng trước đây.
Cùng thời gian diễn ra buổi họp báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cũng đã đăng tải thông thin về dự thảo Nghị định nêu trên. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước.
Quyền thứ nhất là việc quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển, đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; phê duyệt đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng có quyền quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng được giao quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên; quyết định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc.
Và quyền cuối cùng của Thủ tướng Chính tại các Tập đoàn là phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của công ty do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, theo đề nghị của Bộ, UBND cấp tỉnh; phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả Đề án của tập đoàn kinh tế nhà nước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh; Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.
Về câu hỏi của phóng viên: liệu Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có phải được trả về Bộ Giao thông Vận tải quản lý hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam không đưa ra câu khẳng định nào. Ông cho biết, Vinashin là 1 trong số 21 Tập đoàn, Tổng công ty đã nêu trên. Điểm đặc biệt là hiện Tập đoàn này đang có một đề án tái cơ cấu riêng.
Do những sai phạm của Vinashin trước đây và hậu quả để lại rất lớn nên việc cơ cấu lại Tập đoàn này là nhiệm vụ quan trọng. Chính phủ đã bàn và đang xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị giao nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề để trước khi đưa đến phương án quyết định cuối cùng.
Liên quan đến vấn đề cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh, cần phải theo lộ trình: vào thời điểm nào, bao nhiêu %. Theo đó, vấn đề này để thực hiện cần tính toán trên rất nhiều phương diện và căn cứ trên nhiều yếu tố trong đó có tình hình thị trường. Nếu thị trường tốt thì bán phần vốn này ra sẽ có lời, còn trong bối cảnh thị trường xấu, có ép bán ra thì không những bị thiệt mà còn làm xấu thêm thị trường chung.
Bích Diệp