1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu:

Tăng lãi suất cơ bản không gây áp lực lạm phát

(Dân trí) - “Trong cuộc họp với các bộ ngành, Thủ tướng kết luận dừng chính sách HTLS ngắn hạn đúng thời hạn. Đây là lý do NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản. Còn giảm biên độ tỷ giá nhưng tăng tỷ giá bình quân liên NH là giải pháp mạnh nhằm can thiệp vào thị trường”.

Tăng lãi suất cơ bản không gây áp lực lạm phát - 1
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu đã cho báo giới biết như vậy, quanh các quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và giảm biên độ tỷ giá sáng 25/11.
 
Thống đốc vừa cho biết Thủ tướng yêu cầu tổng giám đốc các tập đoàn Nhà nước bán lại ngoại tệ cho NHNN, đây có phải là kết hối không?
 
Về chủ trương kết hối, tôi khẳng định là chưa có vì chúng ta vẫn duy trì lượng ngoại tệ đủ 12 tuần nhập khẩu cho đến đầu năm sau. Do đó, giải pháp kết hối là không cần thiết. Việc Thủ tướng yêu cầu một số tập đoàn xuất khẩu có nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn bán lại cho NHNN được xem là trách nhiệm đối với quốc gia.
 
Vậy lượng ngoại tệ mà các tập đoàn Nhà nước hiện đang nắm giữ là bao nhiêu?
 
Trên tài khoản hiện nay của các tổ chức tín dụng có khoảng 10,3 tỷ USD. Số này so với đầu năm không tăng.
 
Từ ngày mai 26/11, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD với mức giá trần 18.500 VND. Đây có được xem là biện pháp rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá giao dịch tại ngân hàng và trên thị trường tự do không?
 
Về nguyên tắc, chúng ta điều hành tỷ giá theo tín hiệu của thị trường, nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Với quyết định giảm biên độ tỷ giá xuống +/-3%, nhưng lại tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/1 USD, NHNN quyết định can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ. Theo đó, mức tỷ giá sàn giao dịch từ ngày 26/11 sẽ là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD.
 
Với các chính sách đồng bộ này, thị trường ngoại tệ sẽ bình ổn, giải tỏa được áp lực chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá ngân hàng và tỷ giá tự do, chứ không phải là phá giá tiền đồng.
 
NHNN nhiều ln khng định thtrường tdo nhkhông nh hưởng ti thtrường liên ngân hàng, tuy nhiên vài năm gn đây, vào thi đim cui năm khi thtrường tdo tăng rất mạnh buộc NHNN điu chnh tgiá. NHNN có cách nào quản lý tt hơn và chủ động hơn trong việc điu hành thtrường?
 
Thực sự thị trường tự do không phải là quá lớn, doanh số không nhiều nhưng nó có ảnh hưởng tới xã hội, đặc biệt là ở TPHCM và Hà Nội. Thị trường tự do cũng có lúc thất trận, nhất là vào năm 2007 khi ngoại tệ dồi dào, VND lên giá. Chúng ta phải tìm các giải pháp kinh tế, hôm nay công bố thị trường tự do sẽ bị ảnh hưởng lớn.
 
Cũng trong ngày 25/11, Thống đốc quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm, cho phép trần lãi suất giao dịch tại ngân hàng thương mại lên 12%/năm. Tăng lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến nền kinh tế và áp lực lạm phát, thưa Thống đốc?
 
Nền kinh tế theo dõi mấy năm trước chứ không thể cắt ngang đoạn bây giờ để nói. Năm 2005, kinh tế Việt Nam rất tốt, lãi suất cho vay cao nhất là 15,6%, lãi suất bình quân cho vay là 10,55; năm 2006, lãi suất cho vay cao nhất vẫn 15,6%, lãi suất cho vay bình quân là 11,5%; năm 2007, lãi suất cho vay cao nhất 16,2%, cho vay bình quân 11,89%; đến nay nếu LSCB lên tới 8%/năm, cho vay tối đa lên 12%, thì cũng không phải vấn đề gì khác thường.
 
Tại cuộc gặp với Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cũng cho biết điều chỉnh vậy không có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng. Việc tăng lãi suất cơ bản sẽ làm giá đầu vào của doanh nghiệp tăng nhưng tôi tin họ sẽ biết cách tính toán, tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu để giá thành sản phẩm không tăng cao, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đầu ra.
 
Một số ý kiến cho rằng, NHNN nên bỏ lãi suất cơ bản, điu chnh bng lãi sut trên thtrường liên ngân hàng bình quân?
 
Lãi suất cơ bản là lãi suất cơ sở để định lãi suất cho vay. Từ tháng 5/2008, thị trường diễn biến phức tạp nên chúng ta tái áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản. Đến nay Việt Nam có 97 tổ chức tín dụng, NHNN cũng đang đang xây dựng cơ chế lãi suất cơ bản như lãi suất tái cấp vốn như các nước giữa NHNN với ngân hàng thương mại (NHTM), còn lãi suất thị trường để các ngân hàng tự cạnh tranh với nhau.
 
Xin cám ơn Thống đốc!
 
An Hạ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm