1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Sinh viên xưa cất tiền vào thùng và hòm, ngày nay thì ra sao?

Trúc Ly

(Dân trí) - Ngày xưa, sinh viên chỉ dùng tiền mặt, tiết kiệm bằng cách cất kỹ trong tủ, hòm nhưng ngày nay, sinh viên đã dễ dàng trong việc gửi tiết kiệm online, quản lý chi tiêu qua các ứng dụng ngân hàng.

9X là những người chịu ảnh hưởng khá nhiều và chứng kiến xã hội trong giai đoạn chuyển giao sang thời đại 4.0, công nghệ số. Một trong những thay đổi lớn khi bước vào kỷ nguyên 4.0 là cách chi tiêu, quản lý thu chi.

Để tiền vào thùng, hòm để tiết kiệm thì khó quản lý chi tiêu 

Duy Sơn (32 tuổi, Hà Nội) cho biết khoảng những năm 2010-2011, khi anh xuống Hà Nội nhập học, anh thường được bố mẹ cho khoảng 2 triệu đồng để chi tiêu. Số này chưa bao gồm tiền học phí.

Thường thì Sơn chia khoản tiền này làm 4 phần. Một phần anh đóng tiền nhà, một phần anh dành cho chi tiêu tiền ăn, tiền điện, nước, một phần để giao lưu, gặp gỡ bạn bè và phần còn lại để tiết kiệm.

Duy Sơn tâm sự cách đây 10 năm, 2 triệu đồng là khoản tiền không nhỏ với một cậu sinh viên xa quê. Vì ở trọ bên ngoài, anh khá lo lắng về vấn đề an ninh. Do vậy, Duy Sơn không dám để tất cả số tiền anh có vào cùng một vị trí. 

Sơn thường giấu một chút trong tủ quần áo, một ít trong cặp sách. Thời điểm đó, việc để tiền trong tài khoản ngân hàng chưa thực sự phổ biến. Sơn cho hay anh thấy xung quanh không có nhiều người sử dụng thẻ, hàng quán hầu hết đều yêu cầu thanh toán tiền mặt. Do vậy, dù có thẻ ngân hàng, Sơn không mấy khi dùng tới.

Sinh viên xưa cất tiền vào thùng và hòm, ngày nay thì ra sao? - 1

Sinh viên ngày trước thường phải tiết kiệm thủ công bằng cách bỏ tiền vào thùng, hòm (Ảnh minh họa: Pinterest).

Thùy Dung (28 tuổi, Hà Nội) làm thẻ ngân hàng từ năm cuối lớp 12 nhưng gần 3 năm sau đó, chị mới chính thức sử dụng. Năm 2014, khi bước chân vào cổng trường đại học, thứ khiến Dung thích thú nhất là việc được tự quản lý số tiền mình đang có và có một khoản bí mật với bố mẹ.

Nhận từ gia đình mỗi tháng khoảng gần 4 triệu đồng, Thùy Dung thừa nhận bản thân không giỏi quản lý tiền. Cũng với số tiền đó, nhiều bạn bè của chị đã học được cách tiết kiệm, để ra được cả chục triệu đồng sau mỗi năm học nhưng Dung thì không.

Thời đó, khi các ứng dụng quản lý tài chính chưa phổ biến, Thùy Dung không có thói quen ghi chép lại những khoản chi mỗi ngày. Do vậy, dù được gia đình trợ cấp gần 4 triệu đồng nhưng có những tháng, Dung vẫn phải ăn mì tôm cuối tháng vì lỡ tiêu hết tiền.

Dễ dàng quản lý chi tiêu thông qua các ứng dụng

Hiện tại, việc quản lý chi tiêu ngày càng dễ dàng hơn so với ngày trước. Theo Đức Duy (23 tuổi), bây giờ, chỉ cần muốn thì ai cũng có thể quản lý chi tiêu cho riêng mình.

Ngoài các ứng dụng dành riêng cho quản lý chi tiêu, Đức Duy tâm đắc với tính năng quản lý chi tiêu trong các ứng dụng của ngân hàng. Nhờ có tính năng này, anh có thể dễ dàng lưu lại các khoản chi trong tháng, từ đó cân đối chi tiêu và giảm bớt tiêu những thứ không cần thiết.

Ngoài việc dùng ứng dụng để thanh toán online, Đức Duy đặc biệt thích các tính năng thanh toán cước điện thoại, tiền điện, nước. Mua vé xem phim trên ứng dụng ngân hàng cũng được đánh giá khá tiện lợi và thường xuyên có mã giảm giá, rẻ hơn so với mua ở rạp phim.

"Nếu chịu khó để ý các thông báo, có thể bạn còn săn được vé máy bay giá rẻ. Mình thường lựa những ngày có mã giảm giá thì mới sử dụng", Đức Duy nói.

Sinh viên xưa cất tiền vào thùng và hòm, ngày nay thì ra sao? - 2

Ứng dụng ngân hàng là bước tiến vượt bậc, giúp sinh viên dễ dàng quản lý chi tiêu (Ảnh minh họa: Pinterest).

Thu Hường (Hà Nội) cho biết cô dường như "không thể sống thiếu" TPBank. Dù được công ty trả lương qua một tài khoản ngân hàng khác nhưng Hường chủ yếu chi tiêu qua ứng dụng của "ngân hàng màu tím".

Với cô, TPBank đáp ứng tiêu chí mang lại một "smart living" (cuộc sống thông minh) cho người trẻ. Dùng app ngân hàng này, Hường không những có thể dùng để thanh toán các dịch vụ trong cuộc sống thường ngày, cô còn có thể dùng để phân chia các khoản trong danh mục tiết kiệm (Savy). Một ứng dụng ngân hàng có nhiều tính năng thông minh là thực sự cần thiết trong thời đại công nghệ số.

Tại tính năng Savy của TPBank, Hường được các gợi ý về cách lên kế hoạch chi tiêu như khoản nào dành cho du lịch, khoản nào dùng để học tập phát triển bản thân, khoản nào dùng dành cho chăm sóc sức khỏe. Với cô, đây là tính năng rất hữu ích, đặc biệt với người trẻ, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu. 

"Ngoài việc thuận tiện tôi thích nhất tính năng gửi tiết kiệm online. Nó giúp tôi dễ dàng dùng và quản lý số tiền nhàn rỗi, quản trị được cách mình chi tiêu, tiết kiệm, lại còn nhận lãi mỗi tháng thay vì phải ra ngân hàng", Hường nói.

Thu Hường cho rằng bước tiến đáng kể nhất của ngân hàng là tính năng gửi tiết kiệm online. Tính năng này giúp cô dễ dàng gửi khoản tiền nhàn rỗi và nhận về khoản lãi mỗi tháng , thay vì phải ra tận ngân hàng để làm thủ tục như xưa.

Theo Thu Hường, thế hệ gen Z thời nay "sướng" hơn khá nhiều. Đặc biệt trong việc thanh toán, mua bán online. Việc hạn chế sử dụng tiền mặt cũng giảm thiểu khả năng mất mát hay nhầm lẫn. Ngoài ra, khi ứng dụng ngân hàng tích hợp nhiều tính năng, dường như chỉ cần ở nhà cũng có thể đặt mua, thanh toán các chi phí cố định mà không tốn thời gian, công sức như ngày trước.

iMoney là dòng sản phẩm chuyên các bài viết về tư vấn đầu tư, tư vấn tiêu dùng, được đăng tải vào thứ 4 mỗi tuần trên báo điện tử Dân trí.

iMoney sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về đầu tư, tiêu dùng, tư vấn tài chính, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền mã hóa, tư vấn tiêu dùng cũng như chia sẻ các tip tiêu dùng thông minh, hiệu quả...

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm