Siêu thị đặc sản di động biến ảo trong công sở

Tết chỉ còn tính bằng ngày. Không chỉ trên phố phường ngập tràn sản vật chuẩn bị Tết, mà trong các văn phòng, cơ quan, dân công sở cũng kinh doanh đủ mặt hàng để phục vụ đồng nghiệp và kiếm thêm.

Mang đồ bản về phố

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Mấy ngày nay, trong căn phòng chừng 20m2 của một ngân hàng lúc nào cũng ngập mùi thịt trâu sấy khô, thịt lợn gác bếp, lạp sườn, chè san tuyết Suối Giàng, mật ong rừng...

Chủ hàng có quê ở Điện Biên. Lúc đầu, chị chỉ mang thịt trâu, thịt bò gác bếp về cho gia đình nhà chồng thưởng thức. Nhưng sau, từ bạn quen đến bạn công sở đều thích món ăn dân tộc này nên Tết đến, chị chính thức mang sản vật quê hương mà do chính bố mẹ làm về phố.

Chị chia sẻ: Lúc đi làm thì tranh thủ đưa hàng cho các chị em trong công ty, lúc về thì giao cho những nhà tiện đường. Buổi tối thì chồng và chú em phải giao hàng giúp. Những khách ở tỉnh xa thì phải ship hàng bằng cách gửi xe theo tuyến. Đến nay, chị đã bán được gần 50kg các loại. Mọi người rất khen cách làm và hương vị của người Thái.

Thịt trâu gác bếp là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mời khách dịp Tết
Thịt trâu gác bếp là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mời khách dịp Tết

Không có mùi thịt trâu, thịt lợn gác bếp nhưng mùi lá chuối quê thơm mát lại làm nhiều người tại ngân hàng SHB trên phố Bà Triệu để ý. Nguyễn Thị Ngân, nhân viên thẻ ở ngân hàng này quê ở Thanh Hóa. Vì thế, năm nay, ngoài anh em trong ngành biết tiếng đặt vài trăm chiếc thì khách hàng trên facebook cũng đặt Ngân gần 2.000 chiếc nem chua.

Ngân cho biết, ngoài nem chua, người nhà Ngân còn gửi ra Hà Nội cả măng trúc non làm món trúc luộc. Tuy nhiên, mặt hàng này ít nên chỉ khách thân thiết mới tới lượt.

Những trường hợp như trên không phải của hiếm ở các văn phòng. Năm nay, rất nhiều chị em văn phòng đã lấy việc kinh doanh đặc sản quê làm nghề tay ngang. Không chỉ các đặc sản vùng núi, hầu hết dân các tỉnh đều mang hàng quê lên bán cho bạn bè đồng nghiệp để đảm đảm sạch, ngon và rẻ.

Đặc sản ngoại cũng về Việt Nam

Nếu các chị em trong các văn phòng ship cho nhau thực phẩm vùng miề thì cận Tết, hàng ngoại lại về hầu hết là đồ dùng, hoa hoặc một số sản phẩm đặc biệt của đất nước đó.

Đặc sản rừng núi về xuôi
Đặc sản rừng núi về xuôi

Anh Ngô Duy Văn (Thái Bình), một người vừa đi Nga về, cho biết: năm 2015, hàng gửi về tết chủ yếu là Iphone và rượu Nga. Do giá USD và rúp chênh lệch nhau nên nhiều người đổ xô mua các loại hàng này. Hiện, tới 4/2 dương lịch, qua các đường người thân về ăn Tết, người lao động về nước, anh đã nhận được đơn hàng hơn 100 điện thoại và gần 400 chai rượu đặc trưng của Nga.

Ngày Tết trong nhiều gia đình ở Việt Nam không thể thiếu giò thì với nhiều người Việt đã từng học tập, công tác hay lao động tại Tiệp Khắc cũ lại không thể thiếu xúc xích hiệu ông già IKA.

Vì thế, ship hàng từ Séc về Việt Nam với gần 200 gói xúc xích là công việc của Trần Kim Anh trong tuần vừa qua. Anh cho biết: Ai từng ăn xúc xích bản địa mới thấy hết được vị ngon của loại xúc xích này. Lúc đầu, mình chỉ đình lấy một ít về để bố mẹ nhớ lại thời thanh xuân bên nước bạn. Sau, rất nhiều cô bác đặt hàng. Năm nay, đơn đặt hàng nên tới hàng nghìn túi xúc xích nhưng mình chỉ đáp ứng 1/10 vì không có điều kiện.

Không chỉ có rượu Nga, xúc xích IKA, các mặt hàng như kim chi, sâm Hàn Quốc, bia Đức, xì gà Cu Ba cũng đang được các đầu mối nhập vào Việt Nam.

Theo Yên Ba
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”