1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Dân công sở liều vay tiền tỷ buôn đồ Tết

Tết này, chị Thanh Loan - nhân viên một công ty trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) chấp nhận vay lãi cả tỷ đồng để “ôm” mấy vườn cam Cao Phong về bán.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

Sau một mùa bán cam Cao Phong (Hòa Bình) qua facebook, thấy nhu cầu của thị trường khá cao và kiếm được hơn chục triệu, chị Loan quyết định làm một "mẻ" lớn. Tuy nhiên, thấy chị bàn bạc sẽ "ôm" mấy vườn cam với số vốn hàng tỷ đồng, chồng và bố mẹ chồng chị phản đối kịch liệt. Song, sau một ngày ngồi tính toán, trình bày kế hoạch, chị cũng được gia đình đồng ý.

 

Theo chị Loan, Cao Phong là loại cam đặc sản, ăn ngọt, có tính mát, thơm lại sạch. Tết đến, mọi người ăn nhiều món rán, chiên xào rất nhiều dầu mỡ nên nhu cầu mua về ăn, làm quà biếu rất nhiều. Để có đủ 1 tỷ đồng vốn ban đầu, chị phải đi vay lãi tới hơn 700 triệu.

 

Bao nhiêu vốn liếng bỏ hết vào đây nên chị phải lên kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết. Chị lặn lội lên Cao Phong, chọn những vườn cam chất lượng, đặt cọc, nhờ chủ vườn thuê người hái và chuyển về Hà Nội.

 

Dân công sở liều vay tiền tỷ buôn đồ Tết
Nhiều chị em giới văn phòng bỏ hàng tỷ đồng để buôn đặc sản bán Tết. Trong số đó, có những chị em chấp nhận đi vay lãi để có tiền lấy hàng

 

Tuy nhiên, chị Loan cho hay, năm nay do buôn nhiều, số vốn bỏ ra cũng không ít nên ngoài việc bán online, chị còn thuê người ngồi đóng gói thành những giỏ cam (mỗi giỏ 5kg cam) trực tiếp đến chào hàng ở các công ty hay để phục vụ những người có nhu cầu mua làm quà biếu, giá 50.000 đồng/kg.

 

"Hiện mỗi ngày mình bán được khoảng trên dưới 3 tạ, cao điểm cả tấn cam và cứ đà này thì chỉ 27-28 Tết là hết hàng", chị khoe.

 

Song, chị Loan cũng thừa nhận, buôn nhỏ lẻ thì dễ chứ buôn bán lớn thì rất vất vả, ngày nào chị cũng bận rộn từ sớm tới khuya. Ngoài 8 giờ hành chính làm ở công ty, thời gian nghỉ trưa, tối, chị đều phải tận dụng để đi chào hàng, giục nhà vườn thuê người hái, chuyển về Hà Nội, rồi thuê người đi giao hàng...

 

"Hy vọng đến khi bán hết số cam, trừ chi phí mình cũng đút túi được mấy chục triệu", chị Loan nói.
 
Dân công sở liều vay tiền tỷ buôn đồ Tết

 

Tương tự, chị Hoàng Minh Hà - kế toán một công ty ở Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội), dịp này cũng bỏ ra gần nửa tỷ đồng để buôn đặc sản thịt nai khô Campuchia và thịt bò khô Lào cùng mấy loại đặc sản khác về bán Tết.

 

Chị Hà cho biết, năm ngoái đi công tác bên đó, chị ôm 20 kg về bán Tết mà trong 3 ngày đã hết veo, khách hỏi mua thêm cũng chịu vì không kịp chuyển từ Campuchia về. Rút kinh nghiệm, năm nay chị mạnh tay nhập gần hai tạ thịt nai khô, thịt bò khô Lào. Cộng với mấy loại đặc sản vùng cao Việt Nam mà đã ngốn hết gần nửa tỷ đồng". Chị đã phải vay mượn khắp anh em, họ hàng, thậm chí vay trả lãi cao hơn cả ngân hàng để gom đủ tiền.

 

Theo lời chị Hà, Tết nhất trăm món cần tiêu đến tiền như mua quà biếu sếp, biếu ông bà nội ngoại, sắm sửa đồ đạc gia đình... trong khi lương thưởng có hạn. Nhiều chị em văn phòng dịp này bỏ vốn kinh doanh mong kiếm thêm đôi đồng. Chị Hà cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

 

"Ở công ty mình, nhiều người buôn bán đồ Tết lắm. Có chị bán miến, măng, nấm hương của Cao Bằng, chị khác lại bán bưởi... cứ quê có đặc sản gì họ bán cái đó. Thế thôi mà người nào cũng kiếm được khoản kha khá để tiêu Tết", chị Hà chia sẻ.

 

Theo Bảo Hân

VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm