Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ

(Dân trí) - Sau khi thông tin báo Dân Trí đưa về Siêu dự án 1 tỷ USD giao thông, thủy điện trên Sông Hồng vừa được trình Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến cũng như bình luận về chủ trương của đề xuất này, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng, Chính phủ phải xem xét kỹ và dừng dự án bởi ảnh hưởng đến nhiều an sinh, xã hội.

Trước đó, tại cuộc họp báo Thường kỳ Chính phủ đầu tiên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) -cơ quan đề xuất Thủ tướng siêu dự án này cho biết: Dự án này mới ở bước sơ khai, dưới dạng đề xuất, thí điểm ban đầu. Bộ KHĐT đã xin ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan và "nhận được sự đồng thuận cao ở khía cạnh báo cáo Chính phủ cho chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu về dự án.

Để rộng đường dư luận, Dân Trí xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu, những trăn trở và suy nghĩ của nhiều quý độc giả gửi đến xung quanh dự án có tầm ảnh hưởng lớn này.

Ý kiến của độc giả Dân Trí xung quanh siêu dự án trên sông Hồng
Ý kiến của độc giả Dân Trí xung quanh siêu dự án trên sông Hồng

Công trình sẽ làm thay đổi dòng chảy, địa chất...

“Nếu thi công công trình này sẽ làm thay đổi toàn bộ dòng chảy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến địa chất cũng như công việc sản suất của người nông dân. Song song với đó chính là việc thu phí của phương tiện tham gia giao thông trên đường sông, nó sẽ góp phần làm tăng chi phí hàng hóa nói chung. Rõ ràng lợi ích thì chưa thấy nhưng những thiệt hại do nó gây ra thì đã hiện ra trước mắt", độc giả Giáp Lê nêu ý kiến.

Theo độc giả này:"Tôi nghĩ rằng một người dân yêu nước sẽ không bao giờ đồng ý cho công trình này tồn tại. Hơn nữa đây là một dự án của nhà đầu tư tư nhân vì vậy không thể tránh khỏi việc họ đăt lợi ích của doanh nghiệp (DN) lên hàng đầu. Một DN muốn phát triển tốt và bền vững thì cần phải cân băng được 3 lợi ích, một là lợi ích của nhà nước, hai là lợi ích của người lao động và cuối cùng là lợi ích của doanh nghiệp"

"Lợi ích của nhà nước trong dự án này ngoài lợi ích cơ bản ra còn là cuộc sống của người dân vùng châu thổ nơi đây. Do đó tôi tha thiết đề nghị dự án này phải trưng cầu ý dân, lấy ý kiến của các chuyên gia và phải thực hiện một cách sâu sắc nhất.”, độc giả Giáp Lê bình luận.

Độc giả Dương Ngọc Sáng comment:“Cần điện thì xây nhà máy điện hạt nhân, điện gió! Cần vận tải thuỷ thì nạo vét cải tạo sông Hồng! Thiếu gì cách? Vài trăm Mw chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, về lâu về dài cũng chỉ là muối bỏ bể! Bài học Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn đó! Con sông Tô Lịch xưa kia của kinh thành Thăng Long mà nay bị lấp một phần trở nên ô nhiễm một cách khủng khiếp! Tôi chỉ là 1 sinh viên mới ra trường, tầm nhìn hạn hẹp cũng nhận ra”.

“Dân mình vẫn còn nghèo, còn khổ lắm, nhất là ở các vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. Thanh niên trai tráng thì đi làm ăn xa để kiếm sống, những người lớn tuổi già yếu thì vẫn phải bám trụ với thửa ruộng mảnh vườn để trồng trọt chăn nuôi kiếm sống qua ngày. Sông Hồng chính là dòng sữa để nuôi sống những con người này. Nếu bây giờ sông chết thì hàng triệu con người ở đây cũng sẽ chết theo”, độc giả Trần Văn Diệp cho biết.

Không để lợi ích nhóm tác động chính sách!

Đồng tình với các ý kiến trên, độc giả Phạm Mạnh Thắng đề nghị: “Chính Phủ phải tính toán cân nhắc thật kỹ để thực hiện đúng chỉ đạo tại cuộc họp đầu tiên của Chính Phủ Thủ tướng nói:Thủ tướng và các phó Thủ tướng không ký bất kỳ những gì có tính chất lợi ích nhóm”.

“Đã qua rồi cái thời xem thủy điện là sạch. Sạch với chủ nhà máy nhưng mặn nước mắt của nông ngư dân. Cơn khát điện của Việt Nam chỉ giải quyết khi có nhà máy điện hạt nhân. Hãy ngừng phá hoại môi trường để không hối tiếc gì trong tương lai”, độc giả Mira bình luận.

Một độc giả chỉ rõ nguyên nhân: “Tại sao nhiều nhà đầu tư chỉ thích làm thủy điện? Có hai vấn đề được nêu ra: một là, điện luôn luôn thiếu bởi chúng ta đang biến đất nước ta thành công xưởng cho công nghiệp với các ngành sản xuất tiêu tốn nhiều điện năng như sản xuất xi măng, sắt thép...nhiều nhà máy dùng công nghệ lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng (điện), hủy hoại môi trường. Thứ hai là, làm thủy điện nhỏ và vừa phần lớn là thua lỗ khi vận hành, nhưng cái người ta cần là đầu tư, đầu tư là có ăn cái đã, sau đó lỗ lãi tính sau”, độc giả Thuha bình luận.

Độc giả Songhuong nêu ví dụ: “Tây nguyên đang bị bức tử, kêu cứu bởi các công trình thủy điện, lại thủy điện, nghe nói thủy điện là kinh hoàng rồi, bao nhiêu con sông giờ trơ đáy, rừng bị tàn phá một phần do thủy điện, một phần do lâm tặc đốn hạ, một phần chặt hạ để trồng trọt. ĐBSCL vì nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc và Lào mà bây giờ vựa lúa lớn nhất cả nước bị đe dọa ngập mặn nghiêm trọng”.

Liên hệ với bài học của con sông Dương Tử tại Trung Quốc, độc giả Nguyễn Hoàn nêu ý kiến: “Bài học sông Dương Tử của Trung Quốc rành rành trước mặt. Không phải nói đâu xa đó là dự án thủy điện sông Tranh 2 đã gây nên bao biến động cho cuộc sống của người dân nơi đây, vì lợi ích của một DN mà bắt hàng nghìn người dân phai khổ sở, khốn đốn liệu có nên dánh đổi không? Xây xong DN sẽ có lời nhưng đồng lời đó rút từ vựa lúa của ngàn bà con nông dân và kèm theo hệ lụy môi trường vĩnh viễn. Sự việc trọng đại này cần phải lấy ý kiến dân, trưng cầu ý kiến dân đã rồi hãy tính”.

Thăm dò ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất Chính phủ xem xét thông qua đề xuất đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Theo bạn:
Đây là dự án có hiệu quả về kinh tế - xã hội, Chính phủ nên xem xét, thông qua. Chính phủ bác bỏ ngay đề xuất này vì đây là dự án sẽ có nhiều tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội. Chỉ chấp nhận một phần dự án: Làm dự án giao thông hoặc chỉ làm dự án thủy điện. Ý kiến khác
Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ - 2
Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ - 3

Nguyễn Tuyền

Siêu dự án Sông Hồng: Độc giả kiến nghị Chính phủ phải xem xét kỹ - 2