1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Shopee đạt mức tăng trưởng dương về tổng số lượt truy cập từ quý IV/2018 sang quý II/2019

(Dân trí) - Theo số liệu thống kê của Iprice, ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động, máy tính của Shopee thu được người sử dụng và tải ứng dụng trung bình cao nhất tại 6 nước Đông Nam Á.

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi iPrice và AppAnnie nhằm đánh giá các thương hiệu thương mại điện tử đang thống trị tại Đông Nam Á. Nghiên cứu này đưa ra kết quả số liệu của quý II/2019 cho sáu thị trường Đông Nam Á (SEA), bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.

Những số liệu này được phân tích dựa trên lượng người dùng tương tác hàng tháng của mỗi ứng dụng thương mại điện tử (gọi tắt MAU). Sự góp mặt trong bảng phân tích này phải kể đến những cái tên nổi trội như Shopee, Lazada, Alibaba.com. Trong đó Shopee trở thành cái tên đáng gờm trong thị trường đầy dư địa để phát triển này.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Iprice, ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động, máy tính của Shopee thu được người sử dụng và tải ứng dụng trung bình cao nhất tại 6 nước Đông Nam Á. Đối thủ đi ngay sau lần lượt là Lazada, và vị trí thứ 3-4 thuộc về Tokepedia, Bukalapak- hai ứng dụng nội địa đến từ Indonesia

Shopee đạt mức tăng trưởng dương về tổng số lượt truy cập từ quý IV/2018 sang quý II/2019 - 1

Đáng chú ý, Shopee cũng là sàn duy nhất có sự gia tăng dương về tổng số lượt truy cập từ quý IV/2018 sang quý II/2019. Cụ thể so với quý I/2019, Shopee đạt mức tăng trưởng MAU dương 8% vào quý II/2019.

Tại Việt Nam, Shopee, một ứng dụng có thể coi là phát triển thần tốc khi năm 2016, nhanh chóng vươn lên vi trí thứ 3 vào đầu năm 2018, và vị trí thứ 1 trong 7 tháng sau đó.

Theo phân tích từ Iprice, Shopee có được thứ bậc này có lẽ phải kể đến chiến lược “địa phương hóa”, nói nôm na tùy vào từng quốc gia mà đứa con của tập đoàn SEA có một phương thức hoạt động riêng. Với cách làm này ông Jacob Wolinsky, nhà sáng lập kiêm CEO ValueWalk phải công nhận rằng: "Đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường. Chiến lược này hiệu quả khi Shopee vẫn là một trong những tên tuổi trẻ nhất, nhanh chóng vươn lên kể từ khi thành lập năm 2015”.

Tuy nhiên, những số liệu do Iprice chỉ ra cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc của các nền tảng thương mại nội địa đang theo đuổi sát nút hai ông lớn Shopee và Lazada. Tại 6 nước Đông Nam Á, những cái tên Tokopedia và Bukalapak, Bilib.com tại Indonesia, hay Tiki, Sendo, FPT, thegioididong.. của Việt Nam cũng trở thành những đối thủ nặng ký. Bởi đây là những nền tảng thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất tiếp theo Shopee và Lazada ở Đông Nam Á trong quý II năm 2019.

Có thể thấy Đông Nam Á là thị trường được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về thương mại điện tử, tại đây các nền tảng quốc tế, lẫn nội địa có đầy dư địa để phát triển. Nhưng dù sao, theo nhìn nhận của iPrice và AppAnnie-hai đơn vị nghiên cứu thị trường thì sự cạnh tranh càng khắc nghiệt giữa các đối thủ đến đâu càng mang lại nhiều cơ hội cho người tiêu dùng đến đấy.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm