Sẵn sàng cho những kịch bản phục hồi và kích cầu du lịch nội địa

(Dân trí) - Theo thống kê trong 3 - 4 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới với mức trên 20%/năm. Năm 2019 đã đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục là hơn 18 triệu lượt và mục tiêu là 20,5 triệu lượt khách năm 2020.

Dịch bệnh Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những ngày đầu năm 2020. Kể từ ngày 28/1/2020, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động du lịch nội địa và du lịch nước ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những quốc gia đón nhiều khách Trung Quốc như các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Sẵn sàng cho những kịch bản phục hồi

Ngay sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, ngành du lịch đã xây dựng các kịch bản cho việc phục hồi phù hợp với từng giai đoạn, tình hình của dịch.

Thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu mở cửa du lịch trong nước một cách có giới hạn vào ngày 30/4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng bộ tiêu chí về du lịch Việt Nam an toàn, trước mắt phục vụ du lịch nội địa. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị cùng với các doanh nghiệp lữ hành để khởi động lại nền du lịch trong nước và tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành, du lịch. Đối với du lịch quốc tế, Bộ sẽ có kế hoạch cụ thể để khi dịch bị đẩy lùi sẽ tích cực thu hút các thị trường khách quốc tế tiềm năng.

Sẵn sàng cho những kịch bản phục hồi và kích cầu du lịch nội địa - 1
Đà Nẵng - Một trong những thành phố đáng sống trên Thế giới

Bộ cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan tăng tần suất các chuyến bay và mở thêm các đường bay nội địa, tăng cường truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn để kích cầu du lịch trong cả nước. Đề xuất Chính phủ bổ sung giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, có 3 kịch bản phục hồi, tùy diễn biến của dịch đã được vạch ra, đó là: Khi Việt Nam công bố hết dịch; khi Việt Nam và một số nước trong khu vực công bố hết dịch; khi thế giới hết dịch. Các kịch bản đều có bước triển khai phù hợp với từng thời điểm; ưu tiên kích cầu du lịch nội địa, sau đó hướng tới thị trường quốc tế và thực hiện chiến lược quảng bá “Du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” theo từng cấp độ.

Đề cập đến giải pháp của ngành Du lịch, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về du lịch an toàn khi các di tích, cơ sở du lịch... mở cửa trở lại. “Đây là việc làm cấp thiết để hoạt động du lịch trở lại tốt hơn. Điểm đến có an toàn, thì mới thu hút được du khách”, bà Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho rằng, lúc này ngành Du lịch vẫn phải thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục thị trường. “Ngay khi Việt Nam công bố hết dịch, toàn ngành sẽ tập trung vào hoạt động kích cầu thị trường du lịch nội địa với sự chung tay của tất cả doanh nghiệp, đơn vị thông qua việc miễn, giảm có thời hạn giá dịch vụ hàng không, lưu trú, phí tham quan... Đồng thời, ngành Du lịch sẽ tiếp tục triển khai việc quảng bá hình ảnh Việt Nam là một điểm đến an toàn, hấp dẫn”, ông Ngô Hoài Chung cho biết. 

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị cùng với các doanh nghiệp lữ hành để khởi động lại nền du lịch trong nước và tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành, du lịch. Các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang, Phan Thiết… cũng là những nơi thu hút rất đông khách du lịch, hiện đang được các Doanh nghiệp du lịch kì vọng có sự tăng tưởng tốt sau khi Việt Nam đẩy lùi được CoV -19, và rất nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu đưa ra những tour du lịch kích cầu khách hàng tại các điểm đến này.

Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo sát sao nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử. Thêm vào đó, đề xuất việc miễn phí thị thực đối với du khách đi tour trọn gói đến hết năm 2020, trước hết áp dụng với du khách từ vùng không có dịch. Yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì hợp tác với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khẩn trương đưa Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch vào hoạt động. Quỹ này có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là đại diện chủ sở hữu. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không, đẩy nhanh tiến độ kết nối hàng không trực tiếp với các thị trường trọng điểm.

Bên cạnh đó, để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, sẽ có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Các đơn vị lữ hành cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương có ngành du lịch phát triển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang… để thu hút khách nội địa.

Sẵn sàng cho những kịch bản phục hồi và kích cầu du lịch nội địa - 2

Wyndham Soleil Danang - Biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng

Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh chấm dứt, khách du lịch đã quay trở lại, đây cũng là lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông tiếp thị và bán hàng. “Việt Nam điểm đến an toàn”, các gói du lịch khuyến mại kích cầu có thể tung ra để kích thích khách sớm đăng kí đi tour. Việc lựa chọn những nơi lưu trú an toàn, đẳng cấp, có đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ và được quản lý bởi các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới đang được các Doanh nghiệp quan tâm đặc biệt. Theo tiết lộ của Giám đốc một đơn vị lữ hành có tiếng thì thời gian tới đây, họ đang có một số lượng khách nội địa lớn là Việt kiều hồi hương, khách có thu nhập cao chọn điểm đến là Đà Nẵng - một trong các TP đáng sống nhất trên thế giới, và nơi lưu trú đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của phân khúc khách hàng này được lựa chọn tương đối kĩ càng, một nơi lưu trú cao hơn 50 tầng và được coi là Biểu tượng mới của TP Đà Nẵng, có tầm nhìn trọn vẹn biển Mỹ Khê. Mặc dù chưa đến, nhưng qua khảo sát đánh giá những tiêu chí về vị trí, tầm nhìn biển, dịch vụ, đơn vị quản lý, thì 98/100% khách hàng tiềm năng cho điểm 5/5.

Từ những giải pháp đồng bộ để phục hồi và phát triển ngành du lịch nội địa có thể thấy đây là cơ hội để các Doanh nghiệp du lịch, các địa phương có ngành du lịch là mũi nhọn và chuẩn bị cho tương lai, trong việc thiệu nhiều sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh trực tiếp và sâu rộng ra thế giới cũng như ngày một khẳng định, Việt Nam là một trong những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực Châu Á.

P.V - Trường Thịnh