1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Quặng sắt vượt biên: Voi vẫn chui lọt lỗ kim

Vận chuyển quặng sắt đòi hỏi phương tiện cơ giới hóa, theo đường bộ, đường sông hoặc đường biển. Vậy thì những ai đang dọn đường cho voi chui lọt lỗ kim?

Trả lời chất vấn ở QH giữa năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, thời gian tới sẽ chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến khoán sản thô, đặc biệt sẽ dừng khai thác đối với khoáng sản vàng. Vậy nhưng cần giải quyết bài toán này như thế nào? Mới đây, Tuần Việt Nam đã nhận được loạt bài viết của tác giả Thượng Tùng, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tranh luận.

Việt Nam vốn dẫn đầu thế giới về thuế suất xuất khẩu quặng sắt sau khi Bộ Tài chính nâng thuế suất từ 30% lên 40% từ đầu tháng 7/2011.

Gần nửa năm sau, Chỉ thị 02 về việc tăng cường quản lý các hoạt động xuất khẩu khoáng sản, trong đó đưa ra chủ trương “dừng hoàn toàn việc xuất khẩu quặng sắt”, vô hình trung đã làm cho việc nâng thuế suất lên 40% không còn ý nghĩa.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

*  “Bán “con mắt” của đất liền cho nước ngoài là quá chủ quan và nguy hiểm!”

*  Tôm Việt Nam có thể được 'giải oan' tại Mỹ

Nhìn ra thế giới, nhiều nước từ lâu đã bỏ sắc thuế này. Ấn Độ là quốc gia hiếm hoi tăng thuế xuất khẩu quặng sắt nhưng mức thuế suất vẫn thấp hơn nhiều so với Việt Nam. 

Thậm chí, theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, thuế suất cao đang tạo động cơ xuất lậu và làm lợi cho một số đối tượng nhưng quan trọng hơn chính sách này đang vô hình trung hỗ trợ cho ngành công nghiệp thép Trung Quốc. Đấy là chưa kể cơ hội trục lợi cho một số nhóm lợi ích bất chính, từ doanh nghiệp sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào cho đến cơ quan quản lý tài nguyên và xuất nhập khẩu. Những mỏ quặng trữ lượng thấp, phân tán là miếng bánh dễ dàng bị xâu xé, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch ngành thép, và làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp ngành thép. 

Nếu thực tâm muốn điều tiết sản lượng, thuế tài nguyên, mức 12%, mới là đối tượng cần điều chỉnh tăng đi kèm với biện pháp siết chặt công tác quản lý tài nguyên quặng sắt, theo ông Tuấn. Những bất cập từ chính sách di hại vào thực tiễn. Quặng sắt vẫn lừng lững vượt biên.

Có khác biệt đáng kể cả về lượng và giá quặng sắt Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm trong năm 2013 khi đối chiếu số liệu do hải quan hai nước công bố (xem bảng 1). Hệ quả là thất thu ngân sách gần 4.000 tỉ đồng (xem bảng 2), gồm thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và phí bảo trì đường bộ.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Báo Hải quan khi dẫn nguồn tin từ Bộ Công thương cho hay tổng công suất thiết kế các mỏ sắt đã được khai thác trên địa bàn cả nước khoảng 4,5 triệu tấn/năm, vượt xa lượng cầu trong nước. Con số này gần đúng bằng lượng quặng Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam cũng trong năm này. Vậy những nhà máy sử dụng công nghệ lò cao (luyện thép từ quặng sắt) lấy nguyên liệu từ đâu để sản xuất? Chỉ tính riêng Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát đã tiêu thụ 1,6 triệu tấn quặng sắt trong năm 2013. Thêm nữa, sau khi Chỉ thị 02 có hiệu lực, giá quặng trong nước rẻ hơn quặng nhập khẩu. Phải chăng tổng công suất thiết kế các mỏ sắt năm 2013 không dừng lại ở con số 4,5 triệu tấn như tính toán của Bộ Công thương? 

Thực tế, các cơ quan quản lý Nhà nước gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát sản lượng từng mỏ. Một báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho hay tính đến tháng 5/2013, gần 90% trong tổng số số 4.782 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực do chính quyền cấp tỉnh cấp phép. Một chuyên gia kinh tế nhận xét có những mỏ lớn, đáng ra thuộc thẩm quyền trung ương thì lại bị chia nhỏ để địa phương cấp phép. 

Năm 2013, cả nước tồn kho khoảng 3 triệu tấn quặng sắt. Nhiều mỏ  kêu không tìm được đầu ra trong nước. Đây là cơ sở để Bộ Công thương đề xuất "giải pháp tình thế" với Chính phủ, cho phép xuất khẩu 1,9 triệu tấn. Phần còn lại phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Dù dư cung nhưng thực tế là không phải ai cũng có thể mua quặng trực tiếp từ mỏ, nhất là những doanh nghiệp đòi hỏi minh bạch hóa đơn chứng từ. 

Ngoài nghi vấn trốn thuế, việc không xuất hóa đơn còn giúp chủ mỏ tránh bạch hóa công suất khai thác. Theo Bộ Công thương, trong vòng 12 năm qua, mỗi năm ngân sách chỉ dành 180 tỉ đồng cho hoạt động điều tra cơ bản khoáng sản. 

Thông tin từ Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết chưa đến phân nửa tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản báo cáo định kỳ, chưa kể thông tin báo cáo chưa đầy đủ. Sản lượng khai thác lại do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước.  
Sự vênh lệch đáng kể về giá và lượng quặng sắt xuất khẩu ghi nhận bởi hải quan Việt Nam và hải quan nước nhập khẩu là Trung Quốc không phải câu chuyện mới, đã có nhiều tiền lệ, gần nhất là hai năm 2011 và 2012. Quặng sắt không phải "cây kim sợi chỉ" mà giắt trong bọc, dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng. Vận chuyển quặng sắt đòi hỏi phương tiện cơ giới hóa, theo đường bộ, đường sông hoặc đường biển. Vậy thì ai, những ai đang dọn đường cho voi chui lọt lỗ kim?  
 
Còn tiếp

Còn tiếp

Theo Thượng Tùng
Tuần VietnamNet
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm