“Ông trùm” lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc trở thành người giàu nhất Singapore
(Dân trí) - Người sáng lập chuỗi nhà hàng lẩu Tứ Xuyên Haidiliao- ông ZhangYong, từng là người xuất hiện trong danh sách những tỷ phú giàu nhất của Trung Quốc. Ngày nay ở tuổi 50, vị đại gia này đã trở thành người giàu nhất Singapore sau khi nhập tịch nước này.
Theo Forbes ước tính tài sản rong của ông Zhang khoảng 13,8 tỷ USD, chính thức vượt qua hai anh em Philip và Robert Ng của Far East Organisation (Singapore) và Sino Group (Hong Kong), những người giữ vị trí số một trong danh sách này suốt thập kỷ qua, với tài sản 12,1 tỷ USD.
Năm ngoái công ty của ông Zhang tại Hồng Kong đã tiến hành IPO trị giá 963 triệu USD. Tuy nhiên, việc ông trở thành tỷ phú Singapore lại không mấy đẹp lòng cư dân mạng Trung Quốc khi họ phát hiện ra ông đã nhập tịch Singapore, họ biểu hiện sự phẫn nộ và kêu gọi tẩy chay chuỗi nhà hàng này.
Tuy nhiên thì đây không phải là là những tranh cãi duy nhất mà ông phải đối mặt.
Năm 2017, theo báo cáo hai nhà hàng Haidiliao tại Bắc Kinh đã tạm thời đóng cửa bởi vi phạm lý do an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng năm đó chi nhánh ở Singapore cũng phải đóng cửa hai tuần.
Haidilao International Holding Ltd gọi tắt là Haidilao trước khi IPO, là người sáng lập và là giám đốc điều hành của công ty, ông Zhang hứa rắng sẽ nhờ giúp đỡ của tiến bộ khoa học kỹ thuật để tránh những vụ bê bối thực thẩm trong tương lai.
Các nhân viên của Haidiliao bị "bóc phốt" khi sử dụng tay không để chế biến thực phẩm vào năm 2017 và còn có tin đồn có sự xuất hiện của loài gặm nhấm trong nhà bếp của chuỗi nhà hàng này.
Zhang Yong là người Kiện Lâm, Tứ Xuyên Trung Quốc, ông tốt nghiệp tại một trường trung học nghề phổ thông. Ngày trẻ, ông đã từng làm việc trong nhà máy kéo 6 năm, sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại, ông cùng người bạn gái của mình (hiện là người vợ hiện tại) và một vài người bạn gia nhập giới ẩm thực. Năm 1994, ông Zhang lấy tên mình và mở một quán lẩu gia đình tại Tứ Xuyên.
Năm 2011, trả lời trong một cuộc phỏng vấn, ông nói “Ban đầu chúng tôi chỉ có một nhà hàng nhỏ, tuy là vậy, nhưng chúng tôi chưa có một biện pháp nào để liên kết các nhà hàng lẩu trên thị trường, nhiều người nghĩ tôi bị điên, vì tôi chỉ rót tiền vào cho các nhà hàng. Nhưng chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, chúng tôi đã trở thành một nhà hàng lẩu lớn nhất Kiện Dương”.
Ông cũng kể lại: “Khởi đầu chúng tôi chỉ có 4 chiếc bàn, sau này xây thành 1 tầng. chúng tôi đã thiết kế lại, thậm chí còn có điều hòa, đến năm 1998 chúng tôi đã mở nhà hàng thứ hai.”.
Khi làm việc ở nhà máy kéo, ông đã tận dụng thời gian điều tra thị trường, các cơ hội trong kinh doanh. Trải qua hai lần thất bại trên thương trường, ông đã rút ra nhiều kinh nghiệm và đầu tư đúng đắn cho Haidiliao, ông đã tìm ra được con đường và đưa nhà hàng của mình không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn cả thế giới.
Haidilao, được biết đến với các món ăn cay giờ đây đã phát triển thành một chuỗi nhà hàng khổng lồ trên toàn cầu với gần 600 nhà hàng, bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Công ty này niêm yết vào năm 2018 đã xảy ra tình trạng cổ phiếu bị thiếu hụt, cung không đủ cầu, dẫn đến việc quá hạn 20 lần. Từ khi niêm yết vào tháng 9 năm ngoái đến nay, giá cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã tăng hơn gấp đôi, với mức vốn hóa thị trường là 25 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ năm 2011, ông Zhang đã có cho mình nhiều lo lắng với việc lên sàn. Bởi vì hệ thống kinh doanh của ông chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm của nhân viên.
“Ngành công nghiệp thực phẩm rất khó kiểm soát, vào thời điểm đó chúng tôi không có hệ thống tin tức, chỉ có dựa vào các cá nhân, chủ yếu là nhân viên để quản lý toàn bộ công ty. Với cách quản lý khác người và đặt niềm tin đúng chỗ, ngày này Haidiliao không chỉ được biết đến với những món ăn cay tê lưỡi mà còn nổi tiếng với các dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng chu đáo. Chẳng hạn như làm móng, massage cho khách hàng trong lúc chờ đợi", ông kể lại.
Cho dù đạt được nhiều thành công, nhưng ông Zhang cũng thừa nhận, không phải lúc nào ông cũng tự tin. Ông nói rằng mình là người có tài nhưng thành đạt muộn, nên ông cũng phải tìm cho mình những sự an ủi từ các cuốn sách.
“Năm 14 tuổi khi hầu hết bạn nam cùng tuổi đều vỡ giọng thì tôi lại không, họ cười nhạo tôi và điều đó khiến tôi mất tự tin, thậm chí là không dám nói chuyện với con gái. Cuối cùng tôi đã tìm được nơi thuộc về mình, là thư viện huyện. Vào những năm 80 của thế ký 20 sách báo thời đó đều là sách tuyên truyền, nhưng từ năm 1983-1984, xuất hiện những đầu sách mới như thơ ca của Ấn Độ và một vài tác phẩm lịch sử.
Ông Zhang cũng kể thêm: “Trước khi đọc những sách này, tôi cái gì cũng không biết, trì trệ và không nhạy bén, nhưng tôi tin vào khái niệm bình đẳng. Giáo dục làm nên con người, nếu bạn tiệp nhận giáo dục truyền thống, bạn sẽ đối xử với nhân viên của mình như những người khác, điều này không có hiệu quả trong quản trị. Vì sao tôi hiểu nhân viên của mình? Đây không chỉ là giá trị quan, mà còn là những kinh nghiệm khi tôi ở tuổi 14, 15”.
Thanh Hải
Theo: Tuotiao