1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Ông lớn” nào sẽ giành quyền quản lý Vịnh Hạ Long?

(Dân trí) - Hai ông lớn Bitexco và Tuần Châu đều đề xuất muốn quản lý và thu phí Vịnh Hạ Long.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Phi công Ukraine thú nhận bắn máy bay MH17?

* Ma trận BĐS: Bộ Tài chính đánh đố người dân

* Tai nạn liên tiếp, bảo hiểm hàng không đối mặt với khó khăn
* Một cái xúc xích 7 bộ quản lý!

Sau tập đoàn Bitexco, tập đoàn Tuần Châu cũng vừa gửi công văn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long. Như vậy, sẽ có cuộc chạy đua giữa hai Tập đoàn này để giành được quyền quản lý, thu phí vịnh Hạ Long.

Cả hai tập đoàn này đều đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc muốn nhượng quyền quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Theo đề xuất của Tập đoàn Bitexco, phí nhượng quyền ba năm đầu sẽ là 90 tỉ đồng, ba năm tiếp theo là 130 tỉ đồng, sau đó là 160 tỉ đồng.
 
Việc chia lợi nhuận ròng được chia lại cho tỉnh Quảng Ninh theo tỷ lệ là sau ba năm đầu là 20%, sau sáu năm là 30% và sau 10 năm là 50%. Bitexco đưa ra viễn cảnh doanh thu du lịch từ Vịnh Hạ Long đạt ngưỡng 5 tỉ USD (so với hiện tại chỉ là 10 triệu USD).

Các ông lớn đang muốn giành quyền quản lý Vịnh Hạ Long

Các "ông lớn" đang muốn giành quyền quản lý Vịnh Hạ Long

Tuy nhiên, dư luận quan tâm là đề xuất của Bitexco giao quyền quản lý di sản - kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long cho đơn vị này là 50 năm, một khoảng thời gian quá dài và giao toàn bộ quyền quản lý Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cho Tập đoàn này. Cả hai đề xuất trên đều bị các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh không đồng tình.

Theo ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL, Hạ Long không chỉ là một điểm du lịch bình thường mà cần phải nhấn mạnh tính văn hóa, bởi danh thắng này đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đối với một Kỳ quan thiên nhiên thế giới thì không thể đối xử với nó theo cách thông thường.

Theo khuyến nghị của UNESCO, với mỗi di sản, ngoài việc để cho cộng đồng được thụ hưởng thì những nhà quản lý còn phải có trách nhiệm quảng bá, gìn giữ. Không thể đơn thuần khai thác, thu lợi nhuận mà quên đi giá trị vĩnh cửu”. Đại diện Bộ VH-TT&DL cũng khẳng định, nếu nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch di sản vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong vòng 50 năm thì không thể yên tâm được. Không chỉ là Di sản từng được UNESCO vinh danh mà nơi đây còn là biểu tượng du lịch Việt Nam, thắng cảnh số 1 và cũng là xuất phát điểm của du lịch Việt Nam..

Lê Tú
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm