1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nông nghiệp đang "kìm" đà tăng trưởng kinh tế

(Dân trí) - Đóng góp trong tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm, lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang giảm mạnh. Năm 2014, nông nghiệp đóng góp 3,44% vào tăng trưởng GDP nhưng 6 tháng qua chỉ còn 2,17%.

Năm 2014, nông nghiệp đóng góp 3,44% vào tăng trưởng GDP nhưng 6 tháng qua chỉ còn 2,17%. 
Năm 2014, nông nghiệp đóng góp 3,44% vào tăng trưởng GDP nhưng 6 tháng qua chỉ còn 2,17%. 

Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 6,28% so với năm 2014. 

Về chỉ tiêu tăng trưởng GDP trong cả năm nay, Tổ điều hành kinh tế vĩ mô liên Bộ (Tài chính - Kế hoạch Đầu tư - Công Thương và Ngân hàng Nhà nước) nhận định, còn nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là khi lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang giảm mạnh. Năm 2014, nông nghiệp đóng góp 3,44% vào tăng trưởng GDP nhưng 6 tháng qua chỉ còn 2,17%. 

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hạn hán kéo dài khiến miền Trung không thể gieo cấy, sản lượng giảm; thủy sản như tôm, cá da trơn cũng bị dịch bệnh ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu.

"Có thể thấy, nông nghiệp là trụ đỡ, nền tảng kinh tế của Việt Nam, là khu vực thu hút nhiều lao động, ảnh hưởng an sinh xã hội và suy giảm mạnh là vấn đề đáng lo ngại cần bàn bạc, chung tay giải quyết”, các Bộ trường đầu ngành nhìn nhận.

Nói về tiềm năng tăng trưởng kinh tế, tại hội thảo diễn ra tuần qua, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tuy cao nhưng nội lực còn yếu. Trong đó một phần nguyên nhân là, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước còn khó khăn.

Số liệu cụ thể cho thấy, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt hơn 10 tỷ USD, chiếm 12,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 7,8% so cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt là các mặt hàng thuỷ sản ước đạt 3 tỷ USD, giảm 14,5%; cà phê ước 1,4 tỷ USD, giảm 34,8%; gạo ước 1,3 tỷ USD, giảm 8,9% và cao su ước đạt 464 triệu USD, giảm 5,2%...

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản giảm đã ảnh hưởng đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Lý giải nguyên nhân xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sụt giảm, ông Nguyễn Tiến Vỵ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cũng cho biết, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản đã tăng cao trong năm 2014 nhưng do đã đến ngưỡng về năng lực sản xuất nên khó có khả năng tiếp tục tăng trường. 

"Một số mặt hàng của nhóm nông, thuỷ sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, thuỷ sản có lượng xuất khẩu giảm, một mặt do yếu tố thời vụ nhưng mặt khác cũng cho thấy sự khó khăn trong tiêu thụ, điều này cần được lưu ý theo dõi để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp”, ông Vỵ nói.

Liên quan đến xuất nhập khẩu, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, dù kinh tế thế giới đã có sự hồi phục, nhưng xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung tăng, dẫn đến khó khăn khác về giảm giá, cạnh tranh. 

"Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trong khu vực cũng đang gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm, trừ Nhật Bản có tăng trường tốt, còn Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia đều có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp", ông Chinh nói thêm. 

Theo ông Chinh, dự báo trong 6 tháng cuối năm, Việt Nam có thuận lợi với các thị trường mới mở ra, hội nhập sẽ khiến làn sóng doanh nghiệp nước ngoài vào tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu không có các giải pháp kịp thời về vốn cho trung và dài hạn, lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp… thì trong 6 tháng tới thực hiện mục tiêu về xuất khẩu sẽ còn hạn chế nhất định.

 Phương Dung 


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm