1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines

(Dân trí) - Phi công và tiếp viên Vietnam Airlines giấu 6kg vàng trong đế giày để tuồn sang Hàn Quốc là vụ việc mới nhưng không lạ. Hành vi “buôn lậu” của thành viên phi hành đoàn đã từng có tiền lệ với những vụ việc nhiều tai tiếng.

Sức hút của vàng

Những năm 2008 - 2009, khi thị trường vàng trong nước bị đầu cơ, những cơn sốt trên thị trường khiến nhiều người giàu và đổi đời nhờ vàng. Nắm lấy cơ hội nay, tiếp viên hàng không cũng “hội nhập” nhanh chóng với thời cuộc và bận rộn với các yêu cầu “xách” vàng thuê, cũng từ đó nhiều vụ việc liên tục được phát hiện.

Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines

Với đặc trưng nghề nghiệp của mình, các phi công, tiếp viên dễ bị "dính" vào các vụ buôn lậu hàng trái phép (ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Những vụ “buôn lậu” tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines

* Nền kinh tế nhóm G20 đang phục hồi song không đồng đều

* Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém?

* Kinh tế Việt Nam sau 40 năm tái thiết dưới góc nhìn quốc tế

* Giảm nghèo của VN là kinh nghiệm cho thế giới

* Phó Thủ tướng: Tránh điều chỉnh dồn dập, cùng lúc các mặt hàng thiết yếu

Cuối năm 2009, trong chuyến bay VN791 từ Hồng Kông về Hà Nội, nhân viên mặt đất phát hiện có 6,4 kg vàng đựng trong túi giấy đặt dưới ghế của lái phụ. Sau khi chuyến bay kết thúc, 11 thành viên phi hành đoàn đang trên đường về nhà bị gọi lại để làm rõ nguồn gốc số vàng nói trên nhưng không ai nhận của mình.

Trong năm 2009, một tiếp viên của Vietnam Airlines cũng bị hải quan Hàn Quốc “cấm” xuất cảnh vì trên cổ đeo nhiều dây chuyền vàng to bất thường.

Khoảng giữa tháng 11/2011, khi chuyến bay VN937 của Vietnam Airlines hành trình Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội chuẩn bị cất cánh, lực lượng hải quan sân bay Incheon phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên có 20 lượng vàng. Vụ việc bị nhà chức trách Hàn Quốc lập biên bản, 3 tiếp viên hàng không bị tạm giữ để điều tra làm rõ nguồn gốc số vàng có trong hành lý và áp dụng mức phạt theo quy định nước này.

Vụ việc mới đây nhất là ngày 10/3/2015, sau khi thực hiện chuyến bay VN426 từ Hà Nội đến Busan (Hàn Quốc), qua hệ thống dò kim loại tại sân bay quốc tế Gimhae, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và nam tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong bị cơ quan chức năng nước này tạm giữ vì đã giấu 6kg vàng dưới đế giày. Điều đáng nói tại sao số vàng lớn này có thể dễ dàng “lọt” qua cửa soi chiếu an ninh từ sân bay quốc tế Nội Bài để theo máy bay sang tới Busan mới bị phát hiện? Hiện nhà chức trách hàng không Việt Nam đang phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc tiếp tục điều tra làm rõ sự việc.

Buôn lậu, xách tay hàng trái phép

Ngoài những vụ buôn lậu vàng trên các đường bay khu vực Đông Bắc Á, tiếp viên và phi công Vietnam Airlines từng bị bắt giữ khá nhiều lần tại Úc và Nhật Bản do vận chuyển “tiền đen” và hàng trộm cắp, các đường bay châu Âu “nóng” với tình trạng buôn lậu điện thoại của thành viên phi hành đoàn.

Cách đây đúng 1 năm, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35 của Vietnam Airlines bị Cơ quan cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.

Liên quan đến vụ việc, một cơ phó và 4 nữ tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã bị cảnh sát thẩm vấn và có yêu cầu Vietnam Airlines dẫn độ sang Nhật Bản để phục vụ cho công tác điều tra. Hãng hàng không này đã lập tức đình chỉ bay đối với các phi công và tiếp viên mà cảnh sát có nghi vấn, đồng thời khẳng định không bao che, dung túng cho những vi phạm nhằm làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những cá nhân liên quan, tuy nhiên kết quả điều tra cuối cùng của vụ việc đến nay vẫn chưa được công bố.

Cửa soi chiếu an ninh tại ga đi quốc tế, nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài

Cửa soi chiếu an ninh tại ga đi quốc tế, nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài

Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tạm giữ tại Nhật Bản vài tháng do có liên quan đến tội mua hàng ăn cắp của các nhóm người Việt rồi tuồn về Việt Nam theo đường hàng không. Vụ việc bị đưa ra tòa xét xử nhưng sau đó được đình chỉ đặc cách, tuy nhiên viên phi công này vẫn bị Vietnam Airlines đình bay 1 năm.

Tháng 4/2012, nam tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TPHCM thì số hàng vận chuyển trái phép này bị phát hiện và bắt giữ. Tiếp viên Thái Anh Tiến sau đó bị Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù treo. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10/2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam.

Cuối tháng 9/2013, lực lượng an ninh Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó của Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn (SN 1977) vận chuyển trái phép qua đường hàng không trên chuyến bay VN1106 từ Paris (Pháp) về Hà Nội. Theo đó, trong quá trình kiểm tra và soi chiếu hành lý xách tay, lực lượng an ninh sân bay Nội Bài nhận thấy nam tiếp viên này có biểu hiện lạ khi muốn “né” cửa soi chiếu hành lý của hải quan cửa khẩu. Vì vậy, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị yêu cầu mở hành lý ra để kiểm tra và 50 chiếc iPhone 5S mới bị phát hiện.

Mới đây, Vietnam Airlines đã siết chặt hơn công tác quản lý thành viên tổ bay bằng việc tăng cường trách nhiệm giám sát cho cơ trưởng, tiếp viên trưởng, họ chịu trách nhiệm kiểm soát các thành viên trong phi hành đoàn mang hàng ngoài quy định và có quyền ra quyết định không cho thành viên vi phạm tham gia tổ bay. Tuy nhiên, vụ giấu 6kg vàng trong đế giày lần này lại liên quan tới chính cơ trưởng - người có quyền cao nhất trên máy bay, vậy nên những quy định được Vietnam Airlines đặt ra dường như vô tác dụng?!

Hàng không là hình ảnh của quốc gia, những hành vi buôn lậu nói trên rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia. Trong khi đó, nhà chức trách hàng không các nước sẽ không chỉ có ấn tượng xấu với riêng hãng có nhân viên vi phạm sẽ mà áp dụng chung đối với tất cả các hãng hàng không của quốc gia đó, các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam sẽ bị “soi” kỹ hơn tại sân bay các nước để ngăn ngừa buôn lậu.

Châu Như Quỳnh

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm