1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Những trung tâm thương mại, siêu thị điện máy "yểu mệnh" ở Hà Nội

(Dân trí) - Những tên tuổi lớn như Parkson Keangnam, hệ thống Topcare, siêu thị Việt Long liên tiếp rơi vào tình trạng ngưng hoạt động.

Topcare “khai tử” hàng loạt siêu thị

Trước thềm Tết Nguyên Đán chưa đầy 1 tháng, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân đang lên tới đỉnh điểm thì bất ngờ hàng loạt hệ thống cửa hàng điện máy của Topcare bất ngờ đóng cửa, ngừng hoạt động.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 


Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  

 
Là một trong những “đại gia” điện máy, Topcare cho thấy quy mô lớn với 6 siêu thị tại Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng… nằm tại nhiều khu phố sầm uất Hà Nội. Các siêu thị thuộc hệ thống Topcare có vốn đầu tư “khủng”, từng được kỳ vọng là đối thủ đáng gờm của nhiều thương hiệu điện máy như Media Mart, Pico, Home Center. Tuy nhiên, từ ngày 23/1, các siêu thị thuộc hệ thống bán lẻ điện máy Topcare tại địa chỉ 335 Cầu Giấy, 463 Minh Khai và số 1 Hoàng Minh Giám (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đột ngột “khai tử”.

Xuất hiện ở Hà Nội từ năm 2008, chuỗi siêu thị điện máy Topcare thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Ngôi Sao Châu Á. Phòng Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho hay, trong hơn 6 năm hoạt động, công ty này đã có 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký, lần mới nhất mới cách đây hơn 2 tuần, vào ngày 10/1/2015.

Parkson Keangnam “đắp chiếu”

Đầu năm 2015, thị trường bán lẻ cao cấp Việt Nam chứng kiến sự kiện khá hy hữu khi một thương hiệu bán lẻ hạng sang ngoại có mặt tại Việt Nam từ lâu là Parkson đột ngột tuyên bố đóng cửa trung tâm mua sắm lớn nhất của mình tại Hà Nội vì thua lỗ.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó kết quả thua lỗ của Parkson có liên quan đến sự hồi phục chậm của kinh tế, thắt chặt tiêu dùng người dân, sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ mới gia nhập thị trường và cả việc nguồn cung hàng hiệu đang ngày càng đa dạng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Sự việc chính thức bắt đầu vào chiều ngày 2/1/2015 khi TTTM Parkson bất ngờ đóng cửa và sau đó là một thông báo của ông Tiang Chee Sung - Tổng giám đốc Parkson Hà Nội với nội dung “TTTM Parkson Landmark sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức kể từ ngày ban hành thông báo này" và các chủ hàng chỉ có 2 ngày 3-4/1để dọn hàng cùng quầy kệ.

Với 9 trung tâm lớn Việt Nam, đa phần các điểm mua sắm của Parkson đều nằm ở những vị trí rất thuận lợi và đắc địa. Tuy nhiên, lượng khách ghé thăm và mua sắm những năm gần đây ngày càng sụt giảm. Nhiều chủ cửa hàng ở Parkson cũng cho biết, mặc dù cuối năm là dịp mua sắm đông đúc, tuy nhiên năm nay lượng khách giảm mạnh so với năm ngoái. Nhiều nhân viên bán hàng cả ngày chỉ ngồi nghịch điện thoại, nên thay vì giữ số lượng 2-3 người, nhiều chủ quầy đã giảm chỉ còn 1 người đứng trông hàng.

Điện máy Việt Long “chết từ từ”

Ngay từ năm 2002, siêu thị điện máy Việt Long của Công ty Cổ phần Thương mại Điện máy Việt Long đã nổi lên là một trong những thương hiệu lớn bậc nhất tại thị trường Hà Nội, được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 


Tại thời điểm phát triển mạnh nhất, Việt Long từng sở hữu các điểm bán như 187 Giảng Võ, 80 Ngô Gia Tự, số 10 Trần Phú (quận Hà Đông) và showroom Sony Center đặt tại 222 Trần Duy Hưng, 133 Thái Hà. Sau hơn chục năm “làm mưa, làm gió” trên thị trường, hàng loạt điểm bán hàng của thương hiệu này lần lượt bị khai tử trong năm 2013. Đến đầu năm 2014, điểm bán cuối cùng của siêu thị điện máy Việt Long tại số 80 Ngô Gia Tự (Hà Nội) đã do phía ngân hàng tiếp quản, tự đứng ra tổ chức kinh doanh để giải phóng nguồn hàng siết nợ tồn đọng.

Best Carings – tan vỡ do ế ẩm

Hệ thống siêu thị điện máy Best Carings ra đời khoảng cuối tháng 12/2004, sau một thời gian kinh doanh nơi đây đã trở thành một thương hiệu mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Những năm 2009-2010 trở về trước, Best Carings được biết đến là địa chỉ kinh doanh mặt hàng điện tử, điện máy sôi động bậc nhất của Hà Nội, từng có tên trong “Top 500 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương” 2009, 2010; Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2009-2010…

Ảnh: internet
Ảnh: internet

Tuy nhiên, sau gần 8 năm tồn tại, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hệ thống siêu thị khác với vị trí đắc địa hơn, thường xuyên khuyến mãi mạnh tay hơn, Best Carings bắt đầu lao dốc do ế ẩm. Từ năm 2010, hệ thống này dần đóng cửa các siêu thị của mình.

Grand plaza – “thiên đường mua sắm” mịt mù ngày trở lại

Là TTTM cao cấp đầu tiên ra đời tại trung tâm mới của Hà Nội, Grand Plaza (Trần Duy Hưng, Hà Nội) từng được kì vọng sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường bán lẻ khu vực. Nơi đây còn được ví như "thiên đường mua sắm đệ nhất Hà thành" khi hội tụ các nhãn hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng thế giới.

Ảnh: internet
Ảnh: internet
 
Tuy nhiên, hoạt động buôn bán ở trung tâm này vô cùng ế ẩm. Để khắc phục hoạt động không hiệu quả, chủ đầu tư Grand Plaza đã thay đổi nhiều chiến lược khác nhau. Cụ thể như cuối năm 2012, Grand Plaza tung ra chiến lược "bình dân hóa", hướng tới phục vụ nhu cầu mua sắm của tất cả các nhóm khách hàng nhưng vẫn thất bại.

Sau hơn 2 năm hoạt động không hiệu quả, Grand Plaza đã phải đóng cửa và đang chờ chủ đầu tư mới.

Lê Tú
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm