Những mánh khóe ép khách khi đáo nợ ngân hàng của nhân viên tín dụng

Anh Đăng, chủ cơ sở kinh doanh đồ nhựa đang loay hoay với khoản vay 400 triệu sau vài ngày nữa sẽ đáo hạn ngân hàng. Chưa xoay ra tiền mặt trả nợ mà lại vẫn muốn vay lại khoản vay đó để tiếp tục có vốn kinh doanh. Nhân viên ngân hàng T gợi ý anh Đăng tìm tới tín dụng đen để tất toán khoản vay cũ của ngân hàng, sau đó vài hôm sẽ giải ngân khoản vay mới…

Những mánh khóe ép khách khi đáo nợ ngân hàng của nhân viên tín dụng
 Nhiều nhân viên ngân hàng đã trục lợi bằng cách tư vấn cho khách hàng tìm đến tín dụng đen để tất toán khoản vay. (Ảnh minh họa)
    Gợi ý tín dụng đen

    Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

    Bất thường việc thương lái Trung Quốc thu mua lá khoai lang số lượng lớn

    Tách MobiFone khỏi VNPT: Kịch bản “dương Đông-kích Tây"

    'Cú sốc' tỷ đô

    Cắt bệnh "nhờn thuốc" trên sàn chứng khoán

    Đầu tháng ba sẽ là ngày đáo hạn cho khoản vay một năm của anh Đăng với ngân hàng T. Khoản vay của anh Đăng đã trả lãi hàng tháng, cuối kỳ một năm sẽ phải tất toán tiền vay gốc. Trước đấy cả tuần, anh Đăng kiểm tra lại sổ sách tài chính thì phải tới đầu tháng tư các khoản tiền theo đơn hàng mới về tới cửa hàng.

    Hỏi vay bạn bè người thì không có sẵn, người thì phải đợi hai tuần. Đang quá đau đầu với khoản vay thì anh Đăng nhận được cuộc hẹn tại quán càphê của nhân viên ngân hàng.

    Tại đây, anh Đăng lại bị nhân viên thúc giục khoản vay ngắn hạn của mình. Nhân viên ngân hàng nói nếu không tất toán được khoản vay, hồ sơ của anh Đăng sẽ bị xếp vào nợ xấu, nên sau này muốn đi vay ngân hàng nào cũng rất khó.

    Đang ở thế chịu trận, anh Đăng hỏi nhân viên ngân hàng có thể thế chấp thêm ngôi nhà khác để vay khoản khác rồi lấy số tiền đó tất toán khoản vay cũ. Tư vấn cho anh Đăng về cách thoát hiểm này, nhân viên ngân hàng nói: “Cũng được anh ạ. Nhưng để giải ngân khoản vay mới thì thủ tục như định giá tài sản thế chấp, rồi mục đích vay vốn thời gian phải mất cả tháng.

    Ngoài ra để làm khoản vay mới đó anh phải chứng minh thêm năng lực tài chính. Cái mình cần bây giờ là tiền luôn, có tiền tất toán chỉ sau hai hôm anh cần thì bọn em lại giải ngân cho anh vay tiếp”

    Sau cuộc càphê mất gần buổi sáng vẫn không tìm ra cách gì giải quyết thì đến tối nhân viên ngân hàng gọi lại bảo là “đã có cách, nhưng anh phải chịu thiệt chút”. Theo đó, người của ngân hàng giới thiệu cho anh Đăng dịch vụ đáo hạn với khoản vay nóng vào khoảng 1% lãi suất/ ngày.

    Làm thử phép tính, anh Đăng thấy cần vay 400 triệu đồng, với 1% lãi suất/ngày thì trong 4 ngày anh Đăng phải 16 triệu đồng.

    “Thực ra tôi biết nhân viên ngân hàng và tín đụng đen móc ngoặc với nhau. Nhưng lúc đó mình cần tiền giải quyết cho xong nên đành cắn răng vậy”, anh Đăng nói.

    “Bắt thóp nhau”

    Theo anh Hồng - nhân viên ngân hàng tại phố Bạch Mai (Hà Nội), với các hộ kinh doanh nhỏ, để đảm bảo sự an toàn, Ngân hàng thường áp dụng hình thức 1 năm đáo hạn 1 lần. Đến thời điểm đáo hạn, căn cứ trên kết quả kinh doanh, Ngân hàng sẽ quyết định có tiếp tục giải ngân cho vay tiếp không. Tại thời điểm đáo hạn, người vay phải nộp trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi của năm đó.

    Nếu các hộ kinh doanh làm ăn không hiệu quả thì việc ngừng cho vay là hợp lý. Tuy nhiên, thực tế, chính lúc này các nhân viên tín dụng lại "cò quay" để ép cả những người đang làm ăn tốt.

    Khi tôi dẫn lại trường hợp của anh Đăng đã kể trên, anh Hồng nhận định: “Với trường hợp này, nếu nhân viên làm nghiêm túc nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra chứng minh tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ thì sẽ gia hạn”.

    “Có thể tiền khoản vay đang được mang vào kinh doanh để sinh lời. Bởi vậy đến khi đáo hạn, khi nguồn tiền mang đi kinh doanh chưa về thì khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Khi đó nhân viên ngân hàng sẽ gợi ý này nọ”, anh Hồng nói.

    Tuy nhiên, theo anh Hồng trong nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng thừa biết khách hàng của mình có khả năng thanh toán nợ nhưng thấy khách hàng đang bí bách tiền mặt vào thời điểm đáo hạn nên thường vòi vĩnh.

    “Họ không nói rõ ra nhưng ai cũng hiểu. Ví dụ như họ nói khoản vay của anh muốn gia hạn cũng được thôi nhưng chờ em xin ý kiến sếp đã. Hoặc, đợt này bên em đang làm căng, khoản vay của anh khó gia hạn lắm..” - anh Hồng nói.

    Theo anh Hồng, khách hàng là dân kinh doanh nhỏ lẻ đi vay ngân hàng có hai cái sợ là: sợ mất tài sản thế chấp và sợ bị kê vào hồ sơ xấu thì sẽ khó được vay tiếp tại các ngân hàng khác.

    Tuy nhiên, cũng theo anh Hồng, việc gây khó dễ này là hoàn toàn mang tính cá nhân của các nhân viên tín dụng. Do đó, nếu các khách hàng cần chú ý những chi tiết trong hợp đồng vay như thời điểm đáo hạn, thời gian xét duyệt đáo hạn... để hạn chế tối đa sự "cò quay" của nhân viên tín dụng. Trong một số trường hợp nhất định, cần phải thông tin tới lãnh đạo ngân hàng để xem xét giải quyết và xử lý nhân viên tín dụng có dấu hiệu "cò quay" khách hàng.
     
    Dịch vụ đáo hạn ngân hàng: Vay 500 triệu lãi 25 triệu/10 ngày

    Khảo sát của PV, tại Hà Nội xuất hiện hàng trăm địa chỉ dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Các dịch vụ tín dụng đen này thường được các nhân viên ngân hàng mở ra để làm thêm.

    Về thủ tục cũng rất đơn giản chỉ cần bản photocopy hồ sơ vay ngân hàng và các giấy tờ phô tô tài sản thế chấp khác như sổ đỏ, đăng ký xe ô tô. Các dịch vụ cho vay này thường có thời hạn 10 ngày đến một tháng.

    Trong vai người muốn đi vay để đáo hạn ngân hàng 500 triệu đồng, PV được giới thiệu gói đáo hạn tối thiểu 10 ngày với số tiền lãi trọn gói 25 triệu đồng. “Tối thiểu bọn em là 10 ngày, hỏi khắp Hà Nội thì 5 ngày không ai làm cả.

    Anh chỉ cần photocopy cho em hồ sơ vay ngân hàng, photocopy sổ đỏ ngôi nhà rồi anh viết cho bọn em giấy viết tay vay nợ là bọn em giải ngân 500 triệu luôn”, người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng tên Thạch nói.
     
    Theo Thông Chí

    VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước