Những lý do khiến bất động sản nghỉ dưỡng Đà Lạt trở thành “gà đẻ trứng vàng”

Đà Lạt là một trong những “thủ phủ”, đón lượng khách ồ ạt của cả nước đổ về. Dịch vụ lưu trú không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của du lịch. Nhờ đó mô hình bất động sản nghỉ dưỡng đã mở ra hướng đi mới, khuấy động thị trường địa ốc Đà Lạt trong thời gian gần đây.

Xu hướng mới, làn gió mới

Thống kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Lâm Đồng, tính đến tháng 10 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.244 cơ sở lưu trú (tăng 17,9% so với năm 2016). Trong đó có 18.689 phòng, 30.878 giường với sức chứa 45.000 khách/ngày đêm, công suất phòng: 56%. So với bình quân cả tỉnh, tỷ lệ này ở Đà Lạt luôn cao hơn rất nhiều.

Khi nhu cầu lưu trú chưa được đáp ứng, mô hình bất động sản nghỉ dưỡng vừa xuất hiện thời gian gần đây dù chưa phải là giải pháp căn cơ nhưng đã gợi mở một hướng đi mới cho thành phố ngàn hoa. Những dự án bất động sản nghỉ dưỡng mới ra đời tại thị trường này đều hút khách. Đơn cử là The Panorama - Đà Lạt, một dự án về bất động sản nghỉ dưỡng mới ra đời cũng được thị trường tiếp nhận rất tốt.

Sở hữu vị trí đắc địa, dự án toạ lạc tại 37 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Tp. Đà Lạt, trục đường gồm 13 ngôi biệt thự mang đậm phong cách Pháp, độc tôn và trường tồn với thời gian. The Panorama - Đà Lạt xây cao 7 tầng nổi, trong đó 3 tầng là khu thương mại và 4 tầng căn hộ chỉ có 60 căn hộ, 2 tầng hầm. Vị trí này là nơi giao nhau giữa đường Hoàng Văn Thụ, Quốc lộ 20 và cao tốc Liên Khương, sau lưng là đường Phạm Hồng Thái chạy dọc Đà Lạt, The Panorama - Đà Lạt vừa có vị trí cửa ngõ và vị thế trung tâm, vừa dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận.

Vị trí đắc địa giữa trung tâm Đà Lạt
Vị trí đắc địa giữa trung tâm Đà Lạt

Dự án được thiết kế theo hình cánh hoa độc đáo giúp mỗi căn hộ tại dự án đều “ôm” trọn Đà Lạt trong tầm nhìn 360 độ. Thiết kế đặc biệt này biến Panorama không chỉ là một dự án thuần chất mà còn là biểu tượng mới của thành phố trong tương lai gần.

Bài toán hài hòa cho thị trường Đà Lạt

Vẫn số liệu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Lâm Đồng, trong những năm qua việc cấp phép đầu tư xây dựng các dự án du lịch (trên 200 dự án) theo thống kê sơ bộ có đến trên 40.000 căn biệt thự được đề xuất xây dựng nhưng đến nay cũng chỉ triển khai rất ít, tập trung nhiều tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm.

Vì sao nhu cầu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Lạt rất lớn? Câu trả lời nằm ở chính sách phát triển hài hòa của chính quyền thành phố khi không chọn chạy theo số lượng mà quy hoạch và phê duyệt rất kỹ lưỡng đối với từng dự án.

The Panorama – Đà Lạt tuân thủ các quy định đầu tư khắt khe
The Panorama – Đà Lạt tuân thủ các quy định đầu tư khắt khe

Tại khu vực trung tâm và tiệm cận trung tâm Đà Lạt, dự án xây dựng phải tuân thủ chiều cao khống chế của thành phố là 7 tầng trở xuống. Điều này có nghĩa là các chủ đầu tư không thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách bố trí số lượng căn hộ nhiều mà phải nâng chất cho dự án cả về kiến trúc, tiện ích lẫn chất lượng sống bên trong.

Thiết kế sang trong theo phong cách kiến trúc Art Nouveau
Thiết kế sang trong theo phong cách kiến trúc Art Nouveau

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Trưởng phòng Xúc tiến Đầu tư – Hỗ trợ Doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng chia sẻ, khi đầu tư dự án chuyên về bất động sản nghỉ dưỡng, các nhà đầu tư phải chọn thật kỹ vị trí trung tâm, đắc địa, có kết nối giao thông đồng bộ, liên kết vùng thuận tiện nhằm gia tăng tiềm năng khai thác thế mạnh của dự án, thu hút và giữ chân khách hàng, tác động trực tiếp đến hiệu suất khai thác cũng như hiệu quả đầu tư.

“Trong thời gian tới, nếu mô hình bất động sản nghỉ dưỡng được đầu tư tại Đà Lạt sẽ góp phần giải quyết được tình trạng quá tải về phòng nghỉ cho du khách vào mỗi dịp cao điểm, cung cấp nhu cầu về cơ sở lưu trú cao cấp của các đối tượng có thu nhập cao, góp phần gia tăng giá trị cho những nhà đầu tư cá nhân”, ông Lộc khẳng định.

Thông tin xem tại đây

T. Huyền