Nhóm bầu Kiên lấy 1.500 tỉ đồng mua cổ phiếu như thế nào?

(Dân trí) - Sáng nay 5/12, HĐXX Phúc thẩm TAND Tối cao tiếp tục làm rõ hành vi “cố ý làm trái quy định định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” đối với nhóm chóp bu của ACB về việc thông qua ngân hàng trung gian để rút 1.500 tỉ của ACB để mua cổ phiếu.

HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi cố ý làm trái của nhóm bầu Kiên.

HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi cố ý làm trái của nhóm "bầu" Kiên.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Thống đốc Bình: Một số ngân hàng bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông lớn

* Đã có đơn thuốc cho sở hữu chéo

* Cảng Sài Gòn được định giá gần 4.000 tỷ đồng

* TS.Nguyễn Đức Kiên: “Không có gì phải hoảng loạn về con số nợ 1,35 triệu tỷ”

* GAS, VNM giảm giá, VN-Index “oằn mình” tăng điểm

* Tín dụng “chảy” vào đất động sản”: Có đáng lo?

Trong phiên xét xử sáng nay, 5/12, mở đầu phiên tòa, theo quan sát của phóng viên, bị cáo Nguyễn Đức Kiên, người đang bị buộc tội là “trùm” của chuỗi sai phạm này bị HĐXX tiến hành cách li đối với các bị cáo.

Vào phần thẩm vấn, Thẩm phán đặt câu hỏi với ông Đỗ Minh Toàn, thành viên Hội đồng đầu tư công ty ACBS: Việc ACBS mua cổ phiếu của ACB là đúng hay là sai?

"Tòa hỏi vậy thì tôi trả lời là sai", ông Đỗ Minh Toàn đáp.

Trước đó, theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội trước đó, hành vi mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB mà nhóm “bầu” Kiên thực hiện đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB với số tiền hơn 687 tỉ đồng (tính chẵn).

Trong phần vụ, “cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, các bị cáo biết rõ Cty ACBS là “Cty con” của ACB. Hay nói cách khác Cty ACBS là Cty do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ. Do đó, theo quy định của pháp luật, Cty ACBS không được phép mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB.

Tuy nhiên thông qua các cuộc họp HĐQT, Ngân hàng ACB đã ra nghị quyết cấp hạn mức đầu tư cho ACBS với số vốn là 700 tỉ đồng để đầu tư vào việc mua cổ phiếu và giao cho Nguyễn Đức Kiên thực hiện.

Sau đó, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo Hội đồng đầu tư Cty ACBS gồm Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung thực hiện việc đầu tư cổ phiếu của ACB thông qua việc kí Hợp đồng hợp tác đầu tư với Cty ACI và Cty ACI – HN là 2 Cty do Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT bằng nguồn tiền do chính Ngân hàng ACB cung cấp thông qua hình thức gửi tiền liên ngân hàng tại Kienlongbank, Vietbank và phát hành trái phiếu của Cty ACBS và ACI, ACI – HN.

HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi cố ý làm trái của nhóm bầu Kiên.

Các luật sư thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như trong vụ việc chiếm đoạt 718 tỉ đồng của nhóm "bầu" Kiên mang tiền gửi vào ngân hàng công thương.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng về nguồn tiền mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB được nhóm “bầu” Kiên “làm xiếc” như sau. Ngân hàng ACB cho 2 ngân hàng Kienlongbank vay 1000 tỉ đồng, Vietbank vay 500 tỉ đồng với lãi suất thấp. Sau đó 2 ngân hàng này cho Cty ACBS vay lại 1.500 tỉ đồng thông qua hình thức mua trái phiếu ACBS với lãi suất cao hơn. Tiếp theo Cty ACBS chuyển toàn bộ số tiền này sang 2 cty ACI và ACI – HN của Nguyễn Đức Kiên để mua 51.723.538 cổ phiếu của ACB thông qua hình thức đầu tư.

Như vậy, về bản chất của việc đầu tư mua cổ phiếu của ACB là quyết định của ACB. Kienlongbank và Vietbank chỉ là Cty trung gian để ACB chuyển tiền cho ACI, ACI – HN để 2 công ty này hoàn trả tiền cho ACBS. Khi tới thời hạn thanh toán trái phiếu thì ACBS vẫn phải mua lại trái phiếu của ACI, ACI – HN, tiền mua trái phiếu chuyển cho Vietbank, Vietbank dùng tiền này để thanh toán liên ngân hàng mà ACB đã gửi sang. Như vậy, tiền ACB sau đó lại về ACB...

HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi cố ý làm trái của nhóm bầu Kiên.

Bị cáo Lý Xuân Hải, ngoài phần trả lời thẩm vấn HĐXX còn trả lời thẩm vấn của luật sư về thân nhân gia đình.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, hành vi thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu, trong đó có cổ phiếu của ACB trên thị trường chứng khoán của các bị cáo là trái quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687 tỉ đồng (tính chẵn). Liên quan đến hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng”, trước đó tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, HĐXX, TANDTP Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang với các mức án khác nhau.

Cũng trong sáng nay, các luật sư cũng đặt một số câu hỏi đối với đại diện của Ngân hàng công thương liên quan đến việc 19 nhân viên của Ngân hàng ACB mang tiền gửi vào Ngân hàng công thương để hưởng lãi suất chênh lệch nhưng sau đó số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ngân hàng ACB 718 tỉ đồng.

Tuấn Hợp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”