Nhà máy sữa Nga đóng cửa vì công nhân tắm trong… sữa
Một nhà máy sữa ở vùng Siberia của Nga mới đây phải đóng cửa tạm thời vì công nhân của nhà máy bị phát hiện đã tắm trong… sữa.
Một nhóm công nhân không mặc quần áo của nhà máy sữa ở Omsk đang tắm trong một container sữa để ăn mừng trong đêm giao thừa.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Cầu Nhật Tân đã chính thức nối liền hai bờ sông Hồng |
Tờ Los Angeles Times của Mỹ dẫn thông tin từ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga cho biết, công ty sữa Trade House Cheeses ở Omsk thuộc Siberia, đã bị nhà chức trách địa phương đóng cửa 90 ngày sau một cuộc điều tra khẩn cấp. Cuộc điều tra này đã được tiến hành sau khi những bức ảnh và một đoạn video về vụ tắm sữa được một nhân viên của chính nhà máy tung lên mạng xã hội.
Các bức ảnh và đoạn video nói trên cho thấy, một nhóm công nhân không mặc quần áo đang tắm trong một container sữa để ăn mừng trong đêm giao thừa. “Nhưng trên thực tế, công việc của chúng tôi rất buồn tẻ”, công nhân tung những bức ảnh lên mạng viết chú thích.
“Khi điều tra, chúng tôi đã phát hiện ra container mà các công nhân đã nhảy vào tắm, cùng với hàng loạt vi phạm khác về vệ sinh-an toàn thực phẩm”, bà Marina Boyko, một quan chức của cơ quan thanh tra an toàn vệ sinh của Omsk cho biết.
Sau khi đoạn video về vụ tắm sữa được phát trên NTV, một kênh truyền hình liên bang, nhiều cư dân của Omsk đã “tẩy chay” sản phẩm của nhà máy trên.
Theo ông Dmitry Yanin, một chuyên gia về dịch vụ người tiêu dùng của Nga, các hành vi vi phạm vệ sinh-an toàn không phải là chuyện hiếm ở Nga hiện nay, bởi các hoạt động giám sát gần như không tồn tại.
“Đã 5 năm qua, Nga gần như bỏ bê việc kiểm soát quá trình sản xuất các hàng hóa tiêu dùng, bởi có một luật mới quy định chỉ tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này 3 năm 1 lần”, ông Yanin cho biết.
“Những gì xảy ra ở nhà máy sữa ở Omsk cho thấy sự xuẩn ngốc quá lớn. Tuy nhiên, hiện nay, chẳng có gì để ngăn những kẻ ngốc có những hành động tương tự”, ông Yanin nói thêm.
Ông Yanin cho hay, mức lương trung bình của thanh tra vệ sinh-an toàn ở Nga hiện nay vào khoảng 500 USD/tháng. Tuy nhiên, thay vì tăng lương cho những người làm công việc này, Chính phủ Nga lại tìm cách ngăn họ nhận hối lộ bằng cách hạn chế khả năng kiểm soát các quy trình sản xuất.
Điều này đã dẫn tới những hậu quả tồi tệ, đặc biệt trong sản xuất thực phẩm, dẫn tới hàng nghìn vụ liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng mỗi năm, ông Yanin cho biết. Mới đây, ở thành phố Kaliningrad, 74 người đã bị ngộ độc thực phẩm nặng sau khi ăn món thịt nướng trong một nhà hàng địa phương.
Các bức ảnh và đoạn video nói trên cho thấy, một nhóm công nhân không mặc quần áo đang tắm trong một container sữa để ăn mừng trong đêm giao thừa. “Nhưng trên thực tế, công việc của chúng tôi rất buồn tẻ”, công nhân tung những bức ảnh lên mạng viết chú thích.
“Khi điều tra, chúng tôi đã phát hiện ra container mà các công nhân đã nhảy vào tắm, cùng với hàng loạt vi phạm khác về vệ sinh-an toàn thực phẩm”, bà Marina Boyko, một quan chức của cơ quan thanh tra an toàn vệ sinh của Omsk cho biết.
Sau khi đoạn video về vụ tắm sữa được phát trên NTV, một kênh truyền hình liên bang, nhiều cư dân của Omsk đã “tẩy chay” sản phẩm của nhà máy trên.
Theo ông Dmitry Yanin, một chuyên gia về dịch vụ người tiêu dùng của Nga, các hành vi vi phạm vệ sinh-an toàn không phải là chuyện hiếm ở Nga hiện nay, bởi các hoạt động giám sát gần như không tồn tại.
“Đã 5 năm qua, Nga gần như bỏ bê việc kiểm soát quá trình sản xuất các hàng hóa tiêu dùng, bởi có một luật mới quy định chỉ tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này 3 năm 1 lần”, ông Yanin cho biết.
“Những gì xảy ra ở nhà máy sữa ở Omsk cho thấy sự xuẩn ngốc quá lớn. Tuy nhiên, hiện nay, chẳng có gì để ngăn những kẻ ngốc có những hành động tương tự”, ông Yanin nói thêm.
Ông Yanin cho hay, mức lương trung bình của thanh tra vệ sinh-an toàn ở Nga hiện nay vào khoảng 500 USD/tháng. Tuy nhiên, thay vì tăng lương cho những người làm công việc này, Chính phủ Nga lại tìm cách ngăn họ nhận hối lộ bằng cách hạn chế khả năng kiểm soát các quy trình sản xuất.
Điều này đã dẫn tới những hậu quả tồi tệ, đặc biệt trong sản xuất thực phẩm, dẫn tới hàng nghìn vụ liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng mỗi năm, ông Yanin cho biết. Mới đây, ở thành phố Kaliningrad, 74 người đã bị ngộ độc thực phẩm nặng sau khi ăn món thịt nướng trong một nhà hàng địa phương.
Theo Điệp Vũ
VnEconomy