Nhà đầu tư ngoại ngần ngại khi giá cổ phiếu bia Việt tăng cao

Carlsberg, nhà sản xuất bia Đan Mạch chờ đợị thời điểm cổ phần hóa của Habeco đã lâu, cho rằng giá cổ phiếu của Habeco đã tăng lên quá xa giá trị thực và có dấu hiệu đầu cơ, gây tác động tiêu cực đến quá trình cổ phần hóa của Nhà nước.


CEO của Carlsberg cho rằng cổ phiếu của Habeco đã tăng quá cap

CEO của Carlsberg cho rằng cổ phiếu của Habeco đã tăng quá cap

Theo thông tin chính thức của Bộ Công Thương, cả Habeco và Sabeco đều đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 12/12.

Tuy nhiên, mức giá cổ phiếu Habeco đã tăng gần gấp 3 lần kể từ ngày niêm yết 28/10 trên thị trường chứng khoán phi tập trung được điều tiết của Việt Nam không phản ánh chính xác giá trị thực của doanh nghiệp, bởi nó “chủ yếu đến từ hoạt động đầu cơ với khối lượng giao dịch thấp” – ông Tayfun Uner, Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam đã phát biểu tuần trước tại Hà Nội.

Theo đó, cổ phiếu Habeco chốt phiên giao dịch trong tháng với mức giá 144.700đ/ cổ phiếu (tương đương 6,4 đô la Mỹ), sau khi được niêm yết lần đầu ở mức 39.000đ – một mức giá khá gần với mức hợp lý theo quan điểm của ông Uner. Trước đó vào tháng 8, Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch bán 82% phần vốn Nhà nước trong Habeco với tổng giá trị 404 triệu đô la Mỹ, tương ứng 48.000đ/ cổ phiếu – đây cũng là mức định giá mà CEO Carlsberg Việt Nam cho là phù hợp.

Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc quyền sở hữu Nhà nước đối với Habeco ở miền Bắc và Sabeco – Công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn - ở khu vực phía Nam. Hoạt động thoái vốn này đã thu hút sự quan tâm của những nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới như Heineken, Anheuser-Busch InBev hay Asahi Group Holdings, vốn rất hứng thú với thị trường dân cư trẻ và trung lưu đang ngày càng được mở rộng tại Việt Nam – một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

“Mức giá hợp lý”

“Chúng tôi muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được thành công trong việc thoái vốn, và điều này có nghĩa là định ra được một mức giá hợp lý cũng như đảm bảo thành công trong quá trình cổ phần hóa”, ông Uner chia sẻ. Ông cũng cho rằng giá bán Habeco cần phản ánh chính xác thực tế là vị thế của Habeco đã tụt từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3, kể từ thời điểm Carlsberg bắt đầu mua cổ phần của doanh nghiệp này vào năm 2008.

Carlsberg đã có các cuộc nói chuyện với Bộ Công Thương về việc tham gia phiên đấu giá đợt đầu để mua 20% cổ phần của Nhà Nước và mua thêm 61,79% cổ phần theo giá thắng thầu đợt đầu. Hiện nay, Carlsberg đang nắm giữ 17,51% cổ phần Habeco.

0,7% còn lại hiện được giao dịch trên sàn UpCom (sàn giao dịch dành cho các cổ phiếu chưa được niêm yết đại chúng tại Việt Nam) và thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nhỏ. Cần biết là giá các cổ phiếu Habeco trên sàn UpCom đã giảm 0.8% giá trị, xuống còn 104.200đ/ cổ phiếu vào thứ Sáu, trong khi trên thị trường chứng khoán Copenhagen, cổ phiếu Carlsberg cũng giảm 0,4% giá trị.

“Nhiều khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ lấy giá thị trường làm tham khảo để định giá bán cổ phần. Cân nhắc lượng cổ phiếu ít ỏi được giao dịch hiện nay, nếu Chính phủ Việt Nam thực sự cân nhắc mức giá này, đó chỉ là giá ảo. Lo ngại của Carlsberg là điều dễ hiểu.”, ông Marc Djandji, Giám đốc Môi giới Khách hàng tổ chức và nước ngoài của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết ý kiến.

Theo ông Uner, Carlsberg, vốn đang trông đợi quyết định cho phép của Chính phủ nhằm gia tăng cổ phần tại Habeco, là bên sở hữu quyền ưu tiên mua trong thương vụ này. Nhà sản xuất bia Đan Mạch có kế hoạch cạnh tranh với các bên đấu giá khác, nhằm giành quyền sở hữu 20% cổ phần Habeco trong phiên đấu giá, và kỳ vọng rằng Chính phủ sẽ bán phần vốn còn lại với mức giá đạt được trong chính phiên này.

“Những vị khách sành bia”

Trường hợp khác, Chính phủ không thể bán toàn bộ 20% cổ phần Habeco trong phiên đấu giá, Carlsberg sẽ sẵn sàng mua lại 61,79% cổ phần với mức giá tương đương mức giá mua ban đầu của hãng vào năm 2008, theo ông Uner.

“Chúng tôi, với kỳ vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tôn trọng quyền ưu tiên mua và mong muốn sẽ được tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu bia Hà Nội. Việc này cũng đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn, bên cạnh chi phí mua cổ phần”, ông Uner cho hay.

Theo Euromonitor International, người yêu bia Việt Nam được dự đoán sẽ tiêu thụ hơn 4,04 tỉ lít bia trong năm nay, tăng từ 3,88 tỉ lít trong năm 2015, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Hà Anh