1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

"Ngày hội kết nối giao thương": Doanh nghiệp gia đình không phải để nơi 'trông trẻ'

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang đứng trước vận hội mới khi nhận được sự khích lệ mạnh mẽ và cam kết "kiến tạo" từ người đứng đầu Chính phủ. "Ngày hội kết nối giao thương" của một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn cũng được tổ chức như một sự hưởng ứng lời kêu gọi kết nối doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn.

Sáng 30/9/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức buổi gặp gỡ với một số doanh nghiệp tư nhân. Thủ tướng cho rằng, vai trò người dẫn dắt, đóng góp cho nền kinh tế của DN tư nhân rất quan trọng. DN tư nhân chiếm tỷ lệ tài sản không cao, nhưng góp tới 43% GDP.

"Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió" - từ Hà Nội, lời động viên của người đứng đầu Chính phủ hứa hẹn một giai đoạn bùng nổ của doanh nghiệp tư nhân trong những năm sắp tới.

Như một sự đồng vọng, cũng trong ngày 30/9, tại TP HCM, Tân Hiệp Phát - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam cũng tổ chức "Ngày hội kết nối giao thương" để kết nối hàng trăm đối tác trong chuỗi cung ứng của mình, để thể hiện khát vọng đưa thương hiệu Việt ra thế giới.


CEO Trần Qui Thanh chinh phục khán giả bằng kinh nghiệm dày dạn và những câu chuyện từng trải của ông trong thương trường.

CEO Trần Qui Thanh chinh phục khán giả bằng kinh nghiệm dày dạn và những câu chuyện từng trải của ông trong thương trường.

"Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các công ty đa quốc gia không chỉ về chất lượng sản phẩm, mà cuộc cạnh tranh còn kéo dài suốt cả chuỗi cung ứng. Tân Hiệp Phát không thể ra biển lớn nếu thiếu các đối tác và chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối để thúc đẩy các đối tác cùng vươn ra thế giới" - bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp phát mở màn buổi giao lưu bằng một sự khẳng định.

Diễn giả của buổi giao lưu là những doanh nhân nổi tiếng như: Ông Trần Quí Thanh, ông David Riddle, bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích, bà Diana Foottit, bà Phạm Thị Nụ...

Khoảng 500 đối tác của Tân Hiệp Phát ở nhiều lĩnh vực: Vận tải, truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, cơ học, chế tạo máy, tự động hoá, cung cấp nguyên vật liệu (hạt nhựa, than, xăng dầu, trà, thảo dược...) đã tham dự buổi giao lưu.


Quản trị doanh nghiệp gia đình là bài toán không mới nhưng luôn luôn rất khó.

Quản trị doanh nghiệp gia đình là bài toán không mới nhưng luôn luôn rất khó.

Trước khi chương trình chính thức bắt đầu, CEO Trần Quí Thanh đã dành thời gian "gặp gỡ nóng" các đối tác có nhu cầu bàn bạc hợp tác công việc ngay lập tức, đó là một số doanh nghiệp sản xuất thép và truyền thông... Cơ hội tiếp cận công việc đã được thực hiện một cách nhanh và trực tiếp với những nhân sự cao cấp nhất của Tân Hiệp Phát.

Ông David Riddle - Managing Director của Logistics Bureau International, đồng thời là cố vấn cao cấp của THP đã trình bày về quản trị mua hàng chuyên nghiệp nhằm minh bạch hoá quy trình mua hàng.

Ở câu chuyện minh bạch hóa quy trình mua hàng, CEO THP Trần Quí Thanh nhận được từ khán giả một câu hỏi khá thú vị: "Ông sợ nhân viên của mình gian lận không? Ông có lo ngại nhân viên của ông bị lobby khi mua hàng không?"

"Gian lận là điều mà mọi chủ doanh nghiệp đều lo ngại. Nhưng chúng tôi tự tin vào quy trình kiểm soát của mình. Còn nếu ai đó bán hàng cho công ty của tôi mà muốn lobby thì sao không lobby luôn với tôi luôn cho nhanh, sao phải đi lòng vòng mất công!" - ông Trần Quí Thanh trả lời thắc mắc một cách dí dỏm.

Trong phần trình bày của mình, Phó Tổng giám đốc Trần Uyên Phương đã chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc quản trị doanh nghiệp gia đình. Nhiều câu hỏi thắc mắc về việc điều hòa như thế nào mối quan hệ giữa "người thân" và công việc.

CEO Trần Quí Thanh chia sẻ câu chuyện về việc ông và bà Phạm Thị Nụ tranh luận trước khi đưa ra quyết định công việc hệ trọng. Ông đã dùng quyền "giám đốc" của mình để quyết định: "Nếu bà quyết định thì bà phải làm "giám đốc" còn tôi sẽ xuống làm "phó giám đốc" cũng được, không sao! Người đứng đầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao nhất với quyết định của mình."

Vấn đề khó nhất ở một doanh nghiệp gia đình là phân định rạch ròi công việc và tình thân. Tại buổi gặp gỡ, ''bài toán khó'' này được đúc kết thành mệnh đề "Hãy cư xử với gia đình như gia đình và cư xử việc kinh doanh như việc kinh doanh".


Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia buổi giao lưu, chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia buổi giao lưu, chia sẻ.

Ở Việt Nam, định kiến của xã hội đối với những doanh nghiệp gia đình vẫn còn khá nặng nề. Nhiều người cho rằng, một thế hệ gia đình trị chỉ là nơi “trông trẻ”. Tuy nhiên, tự thân những ông chủ mới hiểu rõ, phát triển bền vững mới là điều thiết yếu nhất cho doanh nghiệp.

Mô hình doanh nghiệp gia đình đang phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam bởi nó là nhân tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có nhiều doanh nghiệp gia đình phát triển và ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới. Đúc kết từ doanh nghiệp gia đình, trong doanh nghiệp gia đình, các thành viên vừa có quyền sở hữu, vừa là chủ, vừa là thành viên gia đình, vừa là người điều hành nên mức độ phức tạp cũng cao hơn và việc điều hành cũng khó khăn hơn đối với người lãnh đạo.

Để điều hành được một doanh nghiệp gia đình như thế là một bài toán khó đối với chủ doanh nghiệp hiện nay. Ngoài việc phải đảm bảo tính công minh và kỷ luật, các lãnh đạo doanh nghiệp còn phải chứng minh được cho những người trong hệ thống rằng những người thuộc gia đình của họ có đủ khả năng để tham gia điều hành công ty.

Trong buổi gặp gỡ giao lưu “Ngày hội kết nối giao thương” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ông chủ của Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh cùng vợ và hai cô con gái khi tham gia thảo luận đã chia sẻ thêm về câu chuyện doanh nghiệp gia đình hiện nay ở Việt Nam.

Với vai trò vừa là con, vừa được giao nhiệm vụ quản lý một phần công việc lãnh đạo Tập đoàn, bà Trần Uyên Phương – con gái của ông Trần Quý Thanh chia sẻ: “Để có được vị trí như hôm nay, tôi đã phải làm việc ở vị trí thư ký trong suốt 9 tháng để chứng minh cho ba tôi thấy rằng tôi có khả năng. Bởi tôi hiểu làm việc trong doanh nghiệp gia đình bạn không thể đội 2 "nón", một "nón" là ba mình và một "nón" là sếp mình. Nếu chúng ta đội 2 "nón" cùng một lúc thì khó xử lý công việc, chúng ta chỉ đội một nón khi ở các vai trò, vị trí khác nhau”.

Buổi giao lưu thực sự thu hút với việc các nhân sự cao cấp của Tân Hiệp Phát trao đổi một cách rõ ràng với các đối tác về tiêu chuẩn dịch vụ của mình. Nhiều hợp tác hứa hẹn sẽ được thực hiện ngay sau buổi lễ kết nối.

"Ngày hội kết nối giao thương" lấy cảm hứng từ cuốn sách "Chuyện nhà Dr Thanh" của tác giả Trần Uyên Phương.

Cuốn sách đã khởi đầu cho sự kiện kết nối của Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp và là cảm hứng kết nối các doanh nghiệp với nhau.

Tại buổi gặp gỡ này, nhiều khán giả đã đăng ký mua cuốn tự truyện nổi tiếng này. Khoảng 20.000 ngàn cuốn sách đã được bán hết, góp vào quỹ xã hội từ thiện hàng trăm triệu đồng.

Số tiền này được đại diện của Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao tặng cho các trường học gặp khó khăn ở vùng chịu ảnh hưởng bão số 10 ở Hà Tĩnh...

H. Phúc