Ngày cuối năm rất đặc biệt của 3 tỷ phú Việt trở về từ Đông Âu

Cả 3 tỷ phú USD Việt Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo và Hồ Hùng Anh đồng loạt đón tin vui. Nhóm Đông Âu có thể cùng nhau nhìn lại 1 năm nhiều niềm vui chung.

Bốn cổ phiếu bị loại bao gồm Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ; Kido Group (KDC) của ông Trần Kim Thành; Nhựa Bình Minh (BMP) với phần lớn cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn SCG của tỷ phú Thái Kan Trakulhoon và cổ phiếu cuối cùng là PLX của Petrolimex.

HOSE cũng công bố danh mục cổ phiếu dự phòng của chỉ số VN30 bao gồm 5 mã: HAGL (HNG) của ông Đoàn Nguyên Đức; Gelex (GEX), Đất Xanh (DXG), Chứng khoán TP.HCM (HCM) và Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH).

VN30 là chỉ số vốn hóa lớn (large-cap) đầu tiên trong bộ chỉ số HOSE-Index được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM triển khai vào ngày 6/2/2012 với cách tính toán tương tự như cách tính Bộ chỉ số HOSE-Index.

Để đảm bảo VN30 là một chỉ số blue-chip của thị trường với các cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa và thanh khoản, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện sàng lọc chung, tất cả các cổ phiếu bị cảnh báo đều không được tham gia vào chỉ số. Ngoài ra, từ top-50 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa sẽ chọn ra 30 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất. VN30 là cơ sở cho các sản phẩm ETF và phái sinh chỉ số trong tương lai của HOSE. VN30 là chỉ số cơ sở của quỹ ETF VFMVN30 với quy mô hơn 4.000 tỷ đồng.

Kết quả review VN30 lần này không có gì bất ngờ. Các cổ phiếu được chọn vào lần này đều là các cổ phiếu có quy mô vốn lớn, có tính thanh khoản cao và đáp ứng được điều kiện về thời gian niêm yết. 

Ngày cuối năm rất đặc biệt của 3 tỷ phú Việt trở về từ Đông Âu - 1

Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm NHật Vượng là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa 12-16 tỷ USD và là doanh nghiệp thay đổi diện mạo tại các đô thị Việt Nam qua hàng loạt các đại dự án hàng chục tỷ USD với các biệt thự và căn hộ dịch vụ cao cấp với nhiều phong cách ở nhiều tình thành trên cả nước.

Vinhomes là doanh nghiệp quản lý mảng bất động sản được tách ra từ Vingroup với những dự án lớn đã và đang triển khai như: Vinhomes Riverside (Hà Nội), Vinhomes Royal City (Hà Nội), Times City (Hà Nội), Vinhomes Đồng Khởi (TP.HCM), Vinhomes Central Park (TP.HCM), VinCity…

Trong đó, Vinhomes Central Park là khu đô thị rộng lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam, nằm tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM, trong đó có tòa tháp 81 tầng cao nhất Việt Nam - The Landmark 81.

Trong khi đó, Ngân hàng HDBank (HDB) là ngân hàng có sự phát triển ngoạn mục trong vài năm gần đây dưới sự dẫn dắt của nữ tỷ phú đầu tiên và duy nhất Đông Nam Á Nguyễn Thị Phương Thảo.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được xem là vô đối trong giới banker với việc thâu tóm 2 ngân hàng: PGBank hồi đầu 2018 và trước đó là DaiABank và thương vụ mua lại Công ty Tài chính Societe Generale VietFinance (SVGF) trực thuộc Tập đoàn Societe Generale (Pháp).

Techcombank (TCB) của đại gia Hồ Hùng Anh cũng là một gương mặt đình đám trong năm với qua với cú chào sàn 1,16 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE hồi đầu tháng 6/2018, cú bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thu về gần 1 tỷ USD hồi tháng 4 và cú chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 200% tăng vốn lên gấp 3 hồi tháng 7. 

Ngày cuối năm rất đặc biệt của 3 tỷ phú Việt trở về từ Đông Âu - 2
Ngày cuối năm rất đặc biệt của 3 tỷ phú Việt trở về từ Đông Âu - 3

Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú số 1 Việt Nam với tổng tài sản khoảng 6-7 tỷ USD, trong khi đó bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp ở vị trí thứ 2 với khoảng 2-3 tỷ USD. Ông Hồ Hùng Anh là tỷ phú kín tiếng, chưa được Forbes đưa vào danh sách nhưng có tài sản ước tính khoảng 1 tỷ USD.

Trong các cổ phiếu bị loại, Nhựa Bình Minh (BMP) đã bán phần lớn vốn cho Tập đoàn SCG của tỷ phú Thái Kan Trakulhoon. Cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ lao dốc thảm hại trong hơn 1 năm qua do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá thép thế giới, dự án mới bị đình trệ và ông Vũ lên núi ẩn mình.

KDC của anh em ông Trần Kim Thành chìm dần vào im lặng sau thương vụ bán toàn bộ mảng bánh kẹo Kinh Đô cho đại gia Mỹ Mondelēz International thu về khoảng 8 ngàn tỷ đồng. KDC đã chuyển sang mảng dầu ăn và mỳ ăn liền nhưng không nổi bật như mảng bánh kẹo.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index hồi phục khá mạnh, vượt ngưỡng 910 điểm sau khi đón nhận thông tin cuộc đàm phán Mỹ Trung có thể tiến triển tốt đẹp. Tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp VN-Index tăng gần 9 điểm, với những cái tên như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MBBank, ACB, HDBank…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng điểm. Tuy nhiên, biên độ tăng có thể sẽ ở mức vừa phải với các nhịp rung lắc đan xen, kèm theo đó là sự phân hóa giữa các dòng cổ phiếu. Dòng tiền đang có dấu hiệu dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dệt may, thủy sản, nhiệt điện... Các nhóm ngành này dự kiến sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực và thu hút được sự quan tâm của dòng tiền. Các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường được xem là cơ hội cho các hoạt động mua trading đối với các vị thế ngắn hạn trong một vài phiên tới. Tỷ trọng danh mục giai đoạn này nên được duy trì ở mức 30-35% cổ phiếu.

Còn theo SHS, những diễn biến tích cực của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới phần nào đó đã có tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam. Các chỉ số đã tăng mạnh trong phiên đầu tuần, đi kèm với đó là thanh khoản cũng có sự cải thiện tích cực lên trên mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán cơ sở có sự gia tăng. Nhất là trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì việc thanh khoản được cải thiện như hôm nay là một điều tích cực. Theo đó, đà tăng được kỳ vọng duy trì trong phiên tiếp theo nhưng với dư địa không lớn do ngưỡng kháng cự trung hạn tương ứng với MA50 ngày đang ở ngay phía trên hai chỉ số chính.

Dự báo, trong phiên giao dịch 22/1, VN-Index có thể vẫn tăng điểm nhưng với dư địa không lớn khi mà kháng cự mạnh ở trên trong khoảng 915-920 điểm (MA50). Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trong việc mua vào trong giai đoạn cuối năm Âm lịch này do kỳ nghỉ lễ đã cận kề và có thể tận dụng những nhịp tăng điểm để chốt lời các cổ phiếu đã mua bắt đáy trước đó.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/1, VN-Index tăng 8,75 điểm lên 911,05 điểm; HNX-Index tăng 1,81 điểm lên 103,37 điểm. Upcom-Index tăng 0,11 điểm lên 53,37 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 3,9 ngàn tỷ đồng.

Theo H. Tú
VietnamNet

bannerchan-bai.gif