1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Mẹo để không đau đầu vì tiền trong độ tuổi 20

(Dân trí) - Quy tắc 50-30-20, hãy bắt đầu tiết kiệm... là một trong số những mẹo cân bằng tài chính cho bạn trẻ gen Z để cuộc sống thoải mái hơn.

Với các khoản nợ từ thời sinh viên, tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm và nhiều thứ tiền khác, không có gì ngạc nhiên khi nhiều bạn trẻ trong độ tuổi 20 đang thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư.

Không hề quá khó hay tốn nhiều thời gian để cân bằng tài chính. Bạn chỉ cần am hiểu về nó. Một vài bước dưới đây có thể đảm bảo rằng bạn có thể an toàn về tài chính, chuẩn bị cho những khoản chi bất ngờ mà vẫn có được niềm vui trong cuộc sống.

Mẹo để không đau đầu vì tiền trong độ tuổi 20  - 1

Không hề quá khó hay tốn nhiều thời gian để cân bằng tài chính (Ảnh minh họa: Getty).

Nắm vững tình hình tài chính hiện tại

Bước đầu tiên, theo nhiều chuyên gia, là bạn phải nắm được tình hình tài chính hiện tại. Shweta Lawande - một nhà hoạch định tài chính được chứng nhận tại Francis Financial - cho rằng: "Trước khi bạn quyết định muốn làm gì đó hoặc muốn ở đâu trong tương lai, hãy hiểu rõ về tình hình tài chính hiện nay của mình".

Cách đơn giản là bạn hãy liệt kê ra những khoản thu nhập của bạn, những chi phí thiết yếu cho cuộc sống (tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền mua xe…), số tiền bạn sẽ tiêu cho mục đích giải trí như mua sắm, đi chơi và số tiền mà bạn đang tiết kiệm.

Có một cách đơn giản là bạn hãy chia nó theo quy tắc: 50-30-20. Theo đó, chi tiêu 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 30% thu nhập cho những mong muốn khiến bạn có thể vui vẻ và 20% cho tiết kiệm.

Lawande khuyên rằng trước hết bạn nên thống kê những gì mà bạn có trong tài khoản séc, tiết kiệm hay đầu tư.

Nếu bạn không có một đồng tiết kiệm nào, hãy bắt đầu ngay lập tức. Bởi bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào sẽ phát sinh những khoản chi tiêu bất ngờ. Và ngay cả khi bạn không đủ để tiết kiệm lúc này thì hãy dành ra mỗi tháng một ít. Dần dần điều đó sẽ trở thành một thói quen. Nếu bạn đặt tự động mỗi tháng rút 50 USD, 100 USD hay 200 USD từ tài khoản của mình để bỏ vào tài khoản tiết kiệm thì bạn sẽ không bao giờ quên điều đó.

Theo Lawande, bạn nên tự động hóa nhiều thứ nhất có thể như thanh toán số dư tối thiểu thẻ tín dụng, bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm hưu trí. Điều đó sẽ giúp bạn nhận biết mình còn lại bao nhiêu mỗi tháng để dành cho nhu cầu vui chơi, giải trí và giúp bạn không chi tiêu quá tay cho những cuộc vui để rồi phải lâm vào nợ nần.

Xác định mục tiêu tài chính

Khi đã hoàn thành những bước cốt lõi đó, hãy xác định mục tiêu tài chính của bạn là gì.

Lauryn Williams - chủ sở hữu và người sáng lập của Worth Win, một công ty lập kế hoạch tài chính - cho rằng: "Vui vẻ chắc chắn là một lý do để chúng ta kiếm tiền. Nhưng cuối cùng những gì mà chúng ta cố gắng đạt được với số tiền bỏ ra mới là điều quan trọng".

Theo Williams, hãy quyết định 3 điều mà bạn muốn đạt được với số tiền của mình. Cho dù đó là trả hết các khoản vay từ thời sinh viên hay chuyến du lịch châu Âu, thì việc quyết định chi tiêu vào đâu là quan trọng nhất, sau đó là thiết kế ngân sách cho nó.

Cũng như đã nêu, Lawande cho rằng nên lập kế hoạch từng bước phù hợp với tình hình tài chính của bạn, nhằm đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai. Thực hiện từng bước nhỏ sẽ dễ hơn so với việc cố gắng thực hiện toàn bộ mục tiêu cùng lúc. Vì vậy, nếu như bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch đến châu Âu hay bắt đầu để dành tiền, mỗi tháng một ít.

Một khi bạn xác định được số tiền mà bạn dành để tiết kiệm thì bạn cần tìm nơi để đặt nó. Ban đầu bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm các kênh đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận từ số tiền đó, giúp nó vẫn kiếm được tiền trong khi bạn đang đi chơi.

Maddy Valente, 24 tuổi, phụ trách kế toán tại công ty quan hệ công chúng All Points, có khá nhiều tài khoản đầu tư dài hạn như tiết kiệm lãi suất cao, tài khoản chứng khoán, đầu tư bất động sản… Cô theo dõi các khoản chi tiêu cũng như tiết kiệm của mình hàng tháng nhưng cũng dành thời gian để vui chơi, giải trí với bạn bè.

Valentina Zarins, một sinh viên quốc tế tại Sarah Lawrence College, đa dạng hóa thu nhập của mình để cân bằng giữa việc tiết kiệm tiền và tận hưởng cuộc sống khi học đại học. Cô kiếm tiền nhờ nhiều hợp đồng biểu diễn phụ như làm người mẫu, đóng vai phụ trong các bộ phim, tham gia các chương trình truyền hình…. Với thu nhập đa dạng, Zarins cho biết cô có thể kiếm nhiều hay ít tiền tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể.

Mới 21 tuổi nhưng Jorge Zepeda, một sinh viên tại Đại học California, Fullerton đã ưu tiên cho việc đầu tư. Cậu mới chỉ bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán cách đây 2 năm, nhưng số tiền đầu tư ban đầu 2.000 USD hiện đã tăng lên 60.000 USD. Khi mới đầu tư, Zepeda chủ yếu bỏ tiền vào các quỹ chỉ số. Dần dần theo thời gian, Zepeda bắt đầu tích cực quản lý các khoản đầu tư của mình và đổ tiền vào các cổ phiếu tăng trưởng cao như Tesla và hiện đã có khoản thu nhập gấp 7 lần số tiền đầu tư.

Zepeda thừa nhận đầu tư mang tính cam kết về dài hạn hơn là các chiến lược khác như tiết kiệm tự động. Nhưng nó đáng giá. Anh cũng dành một số tiền để chi tiêu cho những thú vui như đi ăn hàng…

Williams cho rằng những người trẻ ở độ tuổi 20 nên nhớ rằng vui vẻ khi am hiểu về tài chính cần phải hy sinh. Nếu bạn sống trong một ngôi nhà giá rẻ hoặc lái một chiếc xe rẻ tiền thì bạn có thể có nhiều tiền để tiết kiệm và đầu tư hơn, trong khi vẫn vui vẻ. "Chúng ta phải quyết định, điều gì là quan trọng nhất?", Williams nói.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm