Mặt tối của “gã khổng lồ 40 tỉ USD”

“Cỗ máy gây chiến” Uber cũng đã kịp phơi bày bộ mặt sát thủ, không từ bất kỳ thủ đoạn nào của mình qua hàng loạt scandal: chơi trò bẩn với các đối thủ cạnh tranh; lên kế hoạch xâm phạm đời tư các nhà báo không cùng “cánh hẩu”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Italia cấm viên chức nhận quà trên 150 euro

* Hà Nội còn 46 “điểm đen” ùn tắc giao thông

* Mong một mức thưởng Tết đẹp như mùa xuân

* Nga dọa trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ, Canada

* Gian lận xăng dầu: No bụng rồi mới bị phát hiện

* Thụy Sĩ chuyển vàng về Zurich

Thị trường Việt Nam nên mở lòng đón nhận những tiện ích mới có lợi cho người dân, nhưng cũng phải sớm có khung pháp lý để “kèm chặt” những “con quái vật” như Uber. Nếu không, người sớm nhận thiệt thòi, sẽ chính là khách hàng, các doanh nghiệp trong nước và hàng vạn nồi cơm của những người lái taxi.

1. Vụ việc đình đám nhất khiến Uber mất uy tín, và lãnh đạo cao cấp Emil Michael phải đưa ra lời xin lỗi, là cuộc chiến giữa Uber với người sáng lập kiêm Tổng biên tập của chuyên trang công nghệ PandoDaily.

Dàn lãnh đạo của Uber được cho là đã lên kế hoạch bỏ ra 1 triệu USD để thuê 4 nhà nghiên cứu và 4 nhà báo hàng đầu. Đội ngũ này có nhiệm vụ giúp cho Uber “trả đòn” giới báo chí không có thiện chí với Uber, bằng cách săm soi vào cuộc sống riêng tư, thậm chí gia đình của họ, để tìm kiếm những chi tiết bất lợi liên quan đến đời tư.

Theo tờ BuzzFeed, mục tiêu chính của chiến dịch “soi mói” là cây viết nữ Sarah Lacy, người sáng lập kiêm Tổng biên tập của tờ PandoDaily, chuyên viết về thế giới công nghệ trong Thung lũng Silicon.

Nhà báo nữ tiếng tăm này đã từng có 15 năm theo đuổi đề tài công nghệ, từng là biên tập viên cao cấp của tờ TechCrunch, từng đoạt giải thưởng báo chí, và là tác giả của 2 cuốn sách khá đình đám: “Thứ nhất là bạn may mắn, thứ hai là bạn giỏi: Sự tái sinh của Thung lũng Silicon và Sự lên ngôi của Web 2.0” (xuất bản năm 2008), và “Sáng tạo, điên cuồng, tự phụ: Làm cách nào 1% doanh nghiệp đứng đầu kiếm lời từ những cuộc hỗn loạn toàn cầu” (xuất bản năm 2011).

Không hiểu tại sao, cây bút nữ nổi tiếng của Thung lũng Silicon này lại rất ác cảm với đế chế Uber của Travis Kalanick. Và đỉnh điểm của sự ác cảm liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, khi một bài báo trên tờ BuzzFeed tiết lộ rằng, có vẻ Uber đã bắt tay với một nhà thổ tại Pháp để tung ra kế hoạch tiếp thị tại thành phố Lyon.

Mặt tối của “gã khổng lồ 40 tỉ USD”
Sarah Lucy, cây bút đầy quyền lực tại thung lũng Silicon, “kẻ thù” đã vạch trần nhiều bê bối của Uber, và khiến cho lãnh đạo cao cấp của hãng này phải xin lỗi.

Theo kế hoạch marketing này, Uber đã tung ra một ứng dụng có tên “Chiến đấu cơ”, theo đó khách hàng sẽ được đưa đón miễn phí bởi những nữ tài xế sexy nóng bỏng. Chỉ cần điền mã khuyến mãi UBERAVIONS vào ứng dụng, khách hàng sẽ được những cô nàng tài xế nóng bỏng đưa đón tối đa trong vòng 20 phút. “Đây sẽ là điều đẹp đẽ nhất trên trái đất này”, quảng cáo nhấn mạnh.

Thông tin này đã khiến cho Sarah Lacy phẫn nộ. Trên trang PandoDaily, Sarah Lacy buộc tội Uber với những từ ngữ nặng nề, là “phân biệt giới tính và coi thường phụ nữ”. Thậm chí, Sarah còn chính thức tuyên bố vừa xóa ứng dụng Uber trong máy điện thoại của mình.

“Tôi vẫn không thể tin rằng một văn phòng của Uber – một công ty trị giá 18 tỉ USD (tại thời điểm hiện tại là 40 tỉ USD-PV) và được coi như một pháo đài của doanh nghiệp hiện đại - lại đăng một quảng cáo cổ xúy cho lối hành xử đối với những phụ nữ, phải lựa chọn nghề lái xe để kiếm thêm tiền, giống những gái mại dâm như vậy”, Sarah Lacy lên án.

2. Mối hận “1 triệu USD” của Uber đối với Sarah Lacy không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ sự việc trên. Tháng 1/2014, tờ PandoDaily đã tung ra một phóng sự độc quyền liên quan đến vấn đề lơi lỏng của Uber trong việc tuyển dụng tài xế, dẫn đến hậu quả là khách hàng của Uber đã bị lăng mạ và hành hung.
 
Mặt tối của “gã khổng lồ 40 tỉ USD”
Chiến dịch “Chiến đấu cơ” của Uber tại Lyon, với sự hợp tác của nhà thổ, đã gây ra sự phẫn nộ của Tổng Biên tập tờ Pandodaily.

Một khách hàng của Uber tại San Francisco có tên James Alva đã gọi xe vào lúc 1 giờ sáng sau khi rời khỏi quán bar. Khi chiếc Toyota Prius màu xanh tiến đến, James Alva thấy nó khác với chiếc xe được miêu tả trên phần mềm Uber, nhưng tài xế gọi đúng tên James Alva và đảm bảo khách hàng đã gọi chính xác.

Khi đi lộn đường, tài xế bắt đầu phát khùng và chửi bậy. James Alva yêu cầu kiểm tra tên của tài xế xem có trùng khớp với những gì mà phần mềm của Uber cung cấp không, nhưng người này từ chối, và quay ra chửi James là “gã Mexico đồng tính bẩn thỉu”.

Khi khách hàng James Alva cố gắng chụp ảnh tài xế và biển số xe để lấy bằng chứng phản ánh với Uber, tài xế đã hung hãn giằng điện thoại ra khỏi tay ông và hành hung James. James đã gọi cảnh sát.

Sau khi về đến nhà, vị khách khốn khổ này tìm cách liên lạc với Uber để thông báo vụ việc. Cuộc trò chuyện 15 phút với vị quản lý khu vực San Francisco của Uber có tên Matthew Hearns, dẫn tới kết quả là khách hàng nhận được thông báo tài xế kia đã tạm thời bị đình chỉ, James được Uber hoàn lại 14 USD, không kèm bất kỳ lời xin lỗi nào.

Khi James hỏi quản lý của Uber rằng tại sao biển số xe đến đón ông lại không trùng khớp với biển số hiện lên trong ứng dụng Uber, và tài xế có phải là lái xe của Uber không, vị quản lý vùng không đưa ra câu trả lời. Khách hàng cũng hỏi đại diện vùng về việc có hay không khả năng tài xế có thể chuyển ứng dụng của mình cho người khác dùng, nhưng cũng không nhận được phản hồi.

James Alva đành tìm đến tờ PandoDaily để cầu cứu. Trả lời PandoDaily, đại diện truyền thông của Uber thừa nhận người đã chửi bới và tấn công James Alva là lái xe của Uber. Nhưng vị này cũng nhấn mạnh Uber không tuyển dụng lái xe này, mà  đây là tài xế của một công ty đối tác. Tuy tài xế là nhân viên của công ty đối tác, nhưng Uber vẫn kiểm tra hồ sơ pháp lý của nhân viên. Trong trường hợp này, công ty đối tác cung cấp xe và tài xế cho Uber đã thay đổi biển số xe và không cập nhật trên hệ thống. Người tài xế cũng chính xác, và đã thông qua quy trình kiểm tra của hồ sơ của Uber, nhưng đang lái cho một chiếc xe khác.

Nhưng tờ PandoDaily đã đi sâu điều tra, và sự thật không phải như những gì Uber đã trả lời. Gã tài xế tên Daveea Whitmire đã lăng mạ và tấn công vị khách James Alva có lịch sử phạm tội dày đặc, bao gồm các cáo buộc về các tội danh ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, trong đó ít nhất có 1 tội danh nghiêm trọng và phải ngồi tù.

Năm 2009, Whitmire bị kết tội buôn bán cần sa và phải ngồi tù. Năm 2012, y lại bị bắt giữ và bị buộc tội mua bán côcain và chống người thi thành công vụ. Lý lịch phạm tội của Whitmire ghi nhận, vào ngày 29-10-2013, người phụ trách cải tạo của Whitmire kiến nghị ngừng ngay việc để y cải tạo bên ngoài xã hội, vì có những biểu hiện hành vi bạo lực. Kiến nghị này được đưa ra chỉ 4 tuần trước khi Whitmire lái xe cho dịch vụ UberX và tấn công khách hàng James Alva.

Vấn đề ở đây là lỗ hổng kiểm tra lý lịch lái xe mà Uber thừa nhận họ đã tiến hành kiểm tra kỹ càng. Lý lịch phạm tội của Whitmire được công khai ở tòa án San Francisco cho bất kỳ ai yêu cầu được tham khảo, nhưng Uber có vẻ như đã bỏ qua trường hợp này, khác với những gì họ tuyên bố về chính sách nói không với các tội danh liên quan đến cồn và ma túy của tài xế.

3. Chính vì liên tục “đào xới” những mặt trái của Uber như vậy, Sarah Lacy và tờ PandoDaily hiện lên như một cái gai trong mắt dàn lãnh đạo của Uber. Vậy nên, Uber đã tổ chức một bữa tiệc tại Manhattan, chủ trì là dàn lãnh đạo của Uber. Người đứng ra tổ chức là Ian Osborne, vốn là cựu cố vấn của Thủ tướng Anh David Cameron, nay về đầu quân cho Uber,  với sự tham dự của những nhân vật đầy ảnh hưởng của New York, bao gồm diễn viên Ed Norton và Nhà xuất bản Arianna Huffington.

Tại bữa tiệc, với yêu cầu báo giới rằng đây không phải là những phát ngôn chính thức, dàn lãnh đạo của Uber đã ra sức công kích Sarah Lacy. Emil Michael, Phó chủ tịch kinh doanh của Uber, gay gắt chỉ trích bài viết của Sarah Lacy, và cho rằng người phụ nữ này phải chịu trách nhiệm cá nhân cho bất kỳ người phụ nữ nào học theo bà mà xóa bỏ phần mềm Uber trên điện thoại.

Vị lãnh đạo của Uber cũng đã trình bày một kế hoạch, sử dụng 1 triệu USD, với 4 nhà báo và 4 nhà nghiên cứu hàng đầu, để thực hiện việc tìm kiếm những “chuyện xấu xa” của Sarah Lacy, đào bới những phàn nàn về đời tư của cây bút nữ này.

…Ngay sau khi thông tin “động trời” trên được tờ BuzzFeed đăng tải, “thủ phạm” Emil Michael đã gọi điện thoại cho Sarah Lacy và yêu cầu được nói chuyện một cách không chính thức. Người sáng lập của PandoDaily cho biết, bà không biết làm sao Emil Micheal có được số điện thoại của bà, vì hai người chưa hề gặp và nói chuyện với nhau bao giờ.

Sarah từ chối nói chuyện không chính thức với lãnh đạo của Uber, với lý do đây là vấn đề quan trọng sống còn đối với các độc giả của tờ PandoDaily, với khách hàng của Uber, với giới báo chí và những người phụ nữ tại Thung lũng Silicon. Bà chỉ nói chuyện khi có thể chia sẻ với độc giả của mình.

Sau đó, Emil Micheal đã gửi email tới Sarah với nội dung: “Tôi muốn nói lời xin lỗi trực tiếp tới bà - Tôi xin lỗi. Tôi đã có mặt tại buổi tiệc đó và đã kích động, nhưng những gì tôi nói, không hề có ý định miêu tả các hành động có thể tiến hành bởi tôi hay công ty để chống lại bà hay bất kỳ ai khác. Tôi thực sự đã sai, và cảm thấy tồi tệ về những tổn thương tôi đã gây ra. Một lần nữa, tôi xin lỗi bà”.

4.Không chỉ thể hiện thái độ thù địch với những người có tiếng nói khác biệt về bản thân công ty, “cỗ máy gây chiến” Uber còn không ngần ngại sử dụng mọi cách thức, kể cả các phương thức xấu xa nhất, để triệt hạ các đối thủ.

Tháng 1/2014, tờ TechCrunch công bố tài liệu của hãng Gett (công ty cung cấp dịch vụ đặt xe giống Uber), cho biết, các nhân viên của Uber tại New York đã tiến hành đặt xe của Gett, chờ cho xe gần đến điểm đón thì lại thông báo báo hủy chuyến đi.

Giám đốc điều hành của Hãng Gett cho biết, không chỉ các nhân viên cấp thấp của Uber dính dáng đến chiến dịch chơi xấu này, mà có cả các nhân viên cấp cao. Riêng Josh Mohrer, quản lý của Uber tại New York, cũng đã trực tiếp “nhúng tay” vào 20 cuộc đặt xe rồi hủy xe của Gett.

Trước cáo buộc này, Uber đã phải đưa ra lời xin lỗi, nhưng nửa vời. Uber cho rằng các nhân viên ở New York có đặt xe, nhưng đã huỷ lệnh ngay lập tức. Uber cũng cho rằng mình đã trả hết những chi phí khi tiến hành hủy lệnh, và “đã gửi thông báo tới nhân viên ở New York chấn chỉnh các hoạt động có liên quan đến yêu cầu dịch vụ vận chuyển”.

Tháng 8/2014, Uber lại dính đến scandal “chơi bẩn” đối thủ Lyft. Báo cáo của Lyft cho biết, từ tháng 10/2013 đến tháng 8/2014, các nhân viên của Uber đã tiến hành đặt rồi hủy 5.560 lần. Chi tiết hơn, Công ty Lyft đã xác định rõ có 177 nhân viên của Uber trên toàn nước Mỹ dính dáng đến hành vi chơi xấu này.

Không những vậy, khi đối thủ Lyft đặt chân đến New York, Uber đã gửi thông báo tới các tài xế, dọa rằng luật pháp của New York không cho phép họ cộng tác với Lyft. Ủy ban Taxi và Limousine của New York đã phủ nhận điều này. Sau đó, Uber đã phải thông báo rằng quy định chính thức của họ cho phép tài xế có thể cùng làm việc cho cả hai công ty.

Theo Việt Đông
An ninh Thế giới
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”