Lơ ngơ vớ hàng hiệu rởm

Khảo sát trực tuyến của hãng Niesel cho thấy người Việt Nam mê hàng hiệu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, dù giá của chúng quá cao so với thu nhập chung.

Lơ ngơ vớ hàng hiệu rởm
Người tiêu dùng nên đến trực tiếp các cửa hàng thời trang - nơi các hãng có gian hàng đại diện để mua được đồ thật. Ảnh minh họa

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa 2014

Lần đầu tiên tất cả các hãng hàng không trong nước đều báo lãi

 
Khó có thước đo

Mặc dù, các thương hiệu thời trang trong nước đang ngày càng phát triển và chất lượng tương đối ổn định, song nhiều người cho rằng cũng số tiền đó mua một sản phẩm ngoại nhập sẽ hợp lý hơn, dù nó có thể được “nhái” nhan nhản ngoài thị trường. Trên các website bán hàng trực tuyến, những cái tên khá kêu như “hàng Mỹ thật”, “hàng châu Âu”, thậm chí trên các trang facebook cá nhân, các diễn đàn chuyên về hàng hiệu, đặc biệt là về quần áo, túi xách xuất hiện nhiều vô kể. Tuy nhiên, nhìn vào giá của những sản phẩm bày bán trên những website này, những người thu nhập thấp không khỏi giật mình bởi, có nằm mơ họ cũng không dám bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để sở hữu những món đồ hiệu này.

Theo chị Trà My, một người chuyên kinh doanh các mặt hàng từ Mỹ thì hầu như tháng nào chị cũng nhờ người thân ở Mỹ chuyển hàng về Việt Nam, mỗi kiện lên tới cả tạ, phần lớn là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thuốc tây các loại. Mặc dù những mặt hàng này nhiều loại là thương hiệu bình dân ở nước ngoài, nhưng khi về đến Việt Nam bao giờ giá cũng phải đội lên gấp 2-3 lần. Đối với loại hàng hiệu cao cấp có giá lên tới hàng nghìn đô la một sản phẩm, tuy lượng khách đặt hàng ít hơn so với hàng hiệu bình dân, nhưng con số này không phải là ít. “Nhiều lúc chính bản thân tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên trước nhu cầu sử dụng hàng hiệu của người Việt. Nhiều đợt nhập hàng về, dù đã đặt dư so với số lượng khách yêu cầu nhưng vẫn không đủ để đáp ứng, đặc biệt là vào dịp cuối năm”- chị My khẳng định.

Chị Nguyễn Thanh Tú, nhân viên một ngân hàng cho hay, nỗi lo sợ nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái khiến người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuộng đặt mua đồ hiệu ở nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả những trang web bán hàng được quảng cáo là đồ hiệu “xịn” thì cũng không có thước đo nào cho những mặt hàng này. Tất cả chỉ là lòng tin giữa người bán và người mua…

Chạy đua với đồ hiệu

Vụ việc một nhãn hàng thời trang có thương hiệu lớn trốn thuế được phanh phui cách đây chưa lâu hay một số trang web kinh doanh túi, quần áo hàng “giả” nhưng giá thật được một số khách hàng “lật tẩy” trên các diễn đàn khiến nhiều người phải trả giá vì hai từ “hàng hiệu”. Xu hướng ít tiền nhưng thích xài sang còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới một bộ phận những người trẻ tuổi có mức thu nhập trung bình. Nhiều người do thích dùng hàng hiệu đã trở thành những “con nợ” của ngân hàng khi trót chi tiêu quá tay thẻ tín dụng.

Bên cạnh xu hướng sính hàng hiệu thì nhiều người còn không hiểu tinh thần của những món đồ mà mình sở hữu, thậm chí vì “a dua” mà bỏ những số tiền không nhỏ để mua về sử dụng mà chưa hẳn phù hợp với phong cách của mình, hay tệ hại hơn là mua phải hàng “dởm”. Bà Trần Thanh Hoài, quản lý gian hàng của một thương hiệu túi nổi tiếng tại Hà Nội cho hay, bản thân chính thương hiệu mà bà đang quản lý cũng phải “đấu tranh” không mệt mỏi với các cửa hàng chuyên kinh doanh hàng nhái ngoài thị trường. Dù hãng này đã đưa ra cảnh báo cho người tiêu dùng, song không ít người vẫn mắc phải bẫy bởi cuộc chạy đua “sính” đồ hiệu. Còn theo Chi cục QLTT Hà Nội, bên cạnh việc triển khai chiến dịch kiểm tra, xử lý các chủ cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng nhái thì ý thức và xu hướng sử dụng hàng hiệu của người tiêu dùng chính là cách để hạn chế loại hàng hoá này lưu thông trên thị trường.

 

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Trước xu hướng thích hàng hiệu và chi tiêu quá mức, Tiến sỹ Trần Tuấn- Trung tâm phát triển cộng đồng cho rằng sở thích hàng hiệu của một bộ phận người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi đang vượt quá khả năng kinh tế và mức thu nhập của họ. Những bộ quần áo, túi xách, đồ dùng, đắt tiền là cách để mọi người tô điểm cho bản thân. Chính xu hướng đề cao hình thức bên ngoài đang khiến nhiều người quên mất rằng thước đo giá trị bản thân không nằm ở những món đồ đắt tiền mà họ khoác lên người.

 
Theo Ngọc Bảo
ANTĐ
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước