Kinh tế Nga giữa muôn trùng vây

Dù đà mất giá của đồng rúp đã được chặn lại nhưng tương lai của kinh tế Nga vẫn hết sức ảm đạm trong năm 2015 với hàng loạt sức ép.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Kết quả những cuộc thăm dò xã hội gần đây nhất cho thấy, thái độ căm ghét Mỹ của người Nga đã đạt đỉnh cao nhất trong vòng 100 năm qua. Cùng với lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Nga, quan hệ Moscow - Washington đã căng thẳng không kém thời chiến tranh lạnh.

Sự mất giá tới 40% của đồng rúp Nga có lẽ là điều người dân Nga cảm thấy rõ nét nhất về tác hại của lệnh trừng phạt của Mỹ. Sức ép mất giá của đồng rúp sức khiến giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng chóng mặt, đời sống của người dân Nga khốn khó hơn.

Nếu không chặn ngay được sự xuống dốc của đồng rúp, nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Nga đang hiển hiện.

Sau "Ngày thứ Ba đen tối", Chính phủ Nga phải tung ra hàng loạt biện pháp cấp bách, trong đó có cả việc huy động các công ty tài chính bán ngoại tệ ra thị trường để cứu đồng nội tệ.

Chính phủ Nga đã phải ra lệnh buộc các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, bao gồm cả hai đại gia năng lượng là Gazprom và Rosneft bán bớt ngoại tệ để đẩy đồng rúp lên.

Theo đó, 5 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu phải giảm dự trữ ngoại tệ xuống mức bằng hoặc thấp hơn thời điểm ngày 1/10/2014.

Ngoài Gazprom và Rosneft, ba công ty còn lại phải tuân thủ yêu cầu này là Tập đoàn Năng lượng Zarubezhneft, hãng khai thác mỏ Alrosa và nhà sản xuất kim cương PO Kristall.

Động thái này có thể dẫn đến việc thị trường Nga sẽ được bổ sung thêm từ 40-50 tỷ USD, tương đương khoảng 1 tỷ USD/ngày cho đến thời hạn chót 1/3/2015.

Mặc dù đã tăng trở lại nhưng sự mất giá của đồng rúp được ghi nhận là lần sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tại quốc gia này năm 1998.

Bên cạnh đó, người dân Nga vẫn không khỏi hoài nghi về sự ổn định của tỷ giá đồng rúp. Ngay cả Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng thừa nhận các biện pháp hỗ trợ để nâng tỷ giá đồng rúp so với các đồng tiền mạnh khác chỉ là "tạm thời".

Ông Medvedev đánh giá tình hình kinh tế Nga hiện nay còn tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng năm 2008 và chỉ ra rằng "một số nước đang cản trở thành công sự phát triển của nền kinh tế Nga".

Từng bị đặt trong tình trạng vỡ nợ vào năm 1990, nước Nga hiện nay được xem là có khả năng thanh toán nợ vững chắc hơn, với nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, được tích tụ trong 10 năm nhờ giá dầu cao và với tổng số nợ nước ngoài hiện chiếm chưa tới 15% GDP.

Dầu và khí đốt chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu của Nga với khoảng 530 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh và đồng nội tệ mất giá, Nga sẽ có mức thâm hụt lớn về thương mại và giao dịch tài chính với phần còn lại của thế giới - đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương của Nga dự kiến sẽ bị bơm tiền ra thị trường hơn 100 tỷ USD trong năm nay và năm sau. Và chi tiêu công gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi các khoản thu từ dầu khí.

Theo IMF, nếu không có nguồn thu này, Chính phủ Nga sẽ bị tăng các khoản nợ khoảng hơn 10% một năm.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters, trước các sức ép trên, kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm tới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát sẽ là gần hai con số.

Dự báo của 11 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò này cũng cho thấy, GDP của Nga sẽ giảm 3,6% trong năm 2015. Sau khi tăng trưởng chỉ 0,5% trong năm nay, suy thoái kinh tế sẽ thách thức lời hứa của Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước rằng Nga cuối cùng đã có thể phục hồi từ những gì ông gọi là "thời điểm khó khăn".

Họ cũng dự báo đồng rúp sẽ chịu áp lực, buộc các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cao cho đến khi vào năm 2015. Lạm phát tại Nga được dự kiến sẽ đạt 10,1% vào cuối năm nay, gần gấp đôi so với mục tiêu 5,5%.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin dự kiến lạm phát tại Nga sẽ là 12-15% vào năm 2015 và nền kinh tế sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng toàn diện. 
 
Theo Hà Cúc
Doanh nhân Sài gòn
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”