1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Tuần đen tối” của 20 người giàu nhất nước Nga

20 người giàu nhất nước Nga đã thiệt hại trên 10 tỷ USD chỉ trong tuần này, sau khi Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nga nâng lãi suất cơ bản từ 10% lên 17,5%/năm, trong nỗ lực chặn đà xuống giá không phanh của đồng rúp, nhân tố kéo theo chỉ số RTS của TTCK nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 12/2008.

    “Tuần đen tối” của 20 người giàu nhất nước Nga

    Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

    * “Tuần đen tối” của 20 người giàu nhất nước Nga

    * Giá dầu "dìm" chứng khoán: Rủi ro hay cơ hội?

    * Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào?

    * Có nên tăng giá điện lúc này?

    * Thủ tướng chỉ đạo sáp nhập 3 nhà xuất bản, giải thể 1 công ty văn hóa

    * Năm 2015, vàng sẽ giảm xuống 1.000 USD/ounce?

    Kể từ cuối tháng 6/2014, đồng rúp đã mất giá 50%. Vấn đề của Nga càng trở nên trầm trọng hơn do nguồn thu từ dầu mỏ (ngành xương sống của nền kinh tế Nga) giảm mạnh khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không cắt sản lượng, ngay cả khi nguồn cung đang vượt nhu cầu. Bên cạnh những tác động do lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với kinh tế - tài chính Nga xung quanh vấn đề Ukraine, tính chung từ đầu năm 2014 đến nay, giới tỷ phú Nga đã mất trên 62 tỷ USD.

    Leonid Mikhelson, Giám đốc điều hành của OAO Novatek, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai Nga chính là người thiệt hại nặng nhất trong số 20 tỷ phú Nga, khi tài sản của ông đã “bốc hơi” tới 8,7 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay và chỉ còn 9,2 tỷ USD, theo Bloomberg.

    Gennady Timchenko, 62 tuổi, là nhà tài phiệt có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin và cũng là người xếp thứ hai trong danh sách chịu thiệt hại nhiều nhất. Ông chủ sở hữu 23,5% cổ phần của Novatak này đã mất khối tài sản trị giá 7,8 tỷ USD và chỉ còn 3,2 tỷ USD tài sản ròng.

    Người thứ ba trong danh sách tài sản “bốc hơi” mạnh nhất là Vladimir Lisin, 58 tuổi, Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của OAO Novolipetsk Steel. Doanh thu của tập đoàn sản xuất thép khổng lồ của Nga đã sụt giảm tới 42% trong năm nay, khiến tài sản của Lisin mất tới 7,5 tỷ USD.

    Như vậy, giá dầu giảm, đồng rúp mất giá, TTCK Nga tụt dốc và tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế của Phương Tây đang khiến giới tài phiệt Nga “đứng ngồi không yên”. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, ngay cả sau khi NHTW Nga can thiệp bằng cách nâng lãi suất cơ bản thì đà mất giá của đồng rúp cũng chưa dừng lại ngay.
     
    Nhiều người đang đặt cược một kịch bản khác, mà Nga có thể phải sử dụng đến trong thời gian tới: bán vàng.
     
    Theo ước tính của NHTW Nga, dự trữ vàng của nước này là khoảng 1.169,5 tấn, tương đương với 10% dự trữ ngoại hối. Chuyên gia quản lý tài sản tại Hennion & Walsh Asset Management, Kevin Mahn nhận định, đang xuất hiện một số tín hiệu về khả năng Nga sẽ sử dụng nguồn dự trữ vàng như một công cụ thứ hai để chặn đà xuống giá của đồng rúp.
     
    “Nước Nga đang đứng trước ngã ba đường, do tác động của lệnh trừng phạt kinh tế và giá dầu mỏ giảm mạnh. Họ có thể buộc phải sử dụng nguồn dự trữ vàng và nếu điều này xảy ra thì giá vàng có thể bị đẩy xuống thấp hơn”, ông Mahn nói.
     
    Trong khi đó, nhà phân tích tại Societe Generale SA (có trụ sở tại London), Robin Bhar chia sẻ, Nga có nhiều cách để tận dụng nguồn dự trữ vàng của mình. Họ có thể sử dụng nó như một tài sản thế chấp cho các khoản vay ngân hàng hay các khoản vay từ các tổ chức tài chính đa phương.
     
    Nga cũng có thể bán vàng trực tiếp vào thị trường nếu Moscow muốn tăng nguồn dự trữ ngoại tệ, ví dụ như để tăng nguồn tiền mặt USD. Tuy nhiên, bán vàng thường chỉ là “vũ khí cuối cùng” mà NHTW sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết. Nhiều khả năng Nga vẫn đang tích trữ vàng để sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng có quy mô lớn hơn nữa.
    Theo Việt Khoa
    ĐTCK

    Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

    Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm