Kiến trúc xây dựng công trình xanh ngày càng mở rộng

Xây dựng công trình theo hướng công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người ngày càng phổ biến và trở thành xu thế trên thế giới.

Hầu hết tại các nước có trình độ phát triển tiên tiến (như Nhật Bản, Đức, Singapore…), Chính phủ đều đã yêu cầu áp dụng các quy định kỹ thuật xây dựng công trình xanh, tiết kiệm năng lượng khi đầu tư xây dựng công trình.

Tại Việt Nam, xây dựng công trình xanh được khởi xướng và tiếp cận từ năm 2007 (sau khi TTg CP ban hành CTMTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả) cho đến nay đã có khoảng trên 60 công trình xây dựng tại Việt Nam được chứng nhận là công trình xanh bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường xây dựng Việt Nam, đồng thời các công trình xanh chủ yếu mới chỉ được quan tâm ở phân khúc bất động sản thương mại cao cấp và do các chủ đầu tư là các tập đoàn, công ty đa quốc gia với mục tiêu quảng bá hình ảnh sản phẩm và thương hiệu, cũng như mục đích giảm thiểu chi phí vận hành là chính.

Thứ trưởng Đào Đức Duy phát biểu chỉ đạo chương trình Hội thảo quốc tế Công trình xanh
Thứ trưởng Đào Đức Duy phát biểu chỉ đạo chương trình Hội thảo quốc tế Công trình xanh

Trước những thách thức của biến đổi khí hậy và để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Bộ Xây dựng đã chủ động, khẩn trương nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp, và một trong những giải pháp được tìm hiểu sâu, nghiên cữu kỹ đó là xây dựng công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện tại, về thể chế Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn về xây dựng công trình sử dụng năng lượng quả quả, đồng thời Bộ đang nghiên cứu hoàn thiện Đề án “Chiến lược phát triển công trình xanh ở Việt Nam đến năm 20130, tầm nhìn 2050” cũng như hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh… để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển xây dựng công trình xanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ đã triển khai hàng loạt hoạt động hợp tác về tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà với Tổ chức tài chính Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (IFC - WB), Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC)…

Ông Greges Raimann – Giám đốc điều hành IEN Consultants Đan Mạch – Malaysia
Ông Greges Raimann – Giám đốc điều hành IEN Consultants Đan Mạch – Malaysia

Thực tế, trong những năm vừa qua, các công trình xanh đối với các loại nhà ở thương mại bước đầu cho thấy hiệu quả thông qua việc cắt giảm điện năng và nước tiêu thụ cũng như góp phần cắt giảm lượng phát thải khí thải nhà kính ví dụ Dự án thăng long number one (viglacera) Hà Nội, Dự án Ehome 5 của Nam Long – Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Trần Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch HIệp hội bất động sản
Ông Nguyễn Trần Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch HIệp hội bất động sản

Hiện tại, công trình xanh cũng đã bắt đầu được triển khai và ứng dụng ở một số dự án chung cư phân khúc giá thấp và trung bình, như trường hợp thành công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) với những dự án nhà ở xã hội Ecohome.

Trong nỗ lực tái cấu trúc thị trường bất động sản gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, khắc phục sự lệch pha cung – cầu, hướng tới một thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, Bộ xây dựng đã xác định ưu tiên phát triển bất động sản nhà ở thuộc phân khúc giá thấp và trung bình, là phân khúc sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của đại đa số người mua. Nếu như các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng đối với phân khúc này là nhằm để giảm giá thành và do đó giúp giảm chi phí ban đầu cho người mua, thì các giải pháp về xây dựng công trình xanh, tiết kiệm năng lượng chính là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ lâu dài, ổn định cho người dân sinh sống trong tòa nhà, đồng thời góp phần tích cực thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh.

Với việc hoàn thiện thế chế chính sách về xây dựng công trình xanh, sự phát triển của công nghệ xây dựng, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, sự thay đỏi nhận thức về lợi ích của công trình xanh, sự vào cuộc và hưởng ứng tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước các chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu, việc phát triển các công trình xanh.

Chính vì vậy, Bộ xây dựng đánh giá cao việc Hiệp hội bất động sản Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô phối hợp tổ chức Hội thảo Công trình xanh cho phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong lĩnh vực tăng trưởng xanh.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức và công dân Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, phát triển các hoạt động nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, góp phần vào việc xây dựng và phát triển bền vững ngành bất động sản của Việt nam, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Thủ Đô (Capital House) là nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, đã và đang tạo nên dấu ấn đậm nét trong phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại thiết kế kiến trúc xanh, thông minh và tiết kiệm năng lượng. Các dự án tiêu biểu của Capital House như EcoLife Tây Hồ, EcoLife Capitol, EcoHome 1, EcoHome 2. Capital House đang dần khẳng định vị trí tiên phong phát triển các dự án nhà ở công trình xanh trên thị trường bất động sản Việt Nam.

PV