1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Không có tiền để tăng lương năm 2015

(Dân trí) - Do ngân sách năm 2015 còn nhiều khó khăn, bội chi lớn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
Đây là nội dung mà Thường trực Chính phủ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ sáng nay (9/10) về tình hình thực hiện thu chi Ngân sách Nhà nước và tình hình kinh tế, xã năm 2014 và năm 2015.

Tuy nhiên, xung quanh ý kiến này nhiều đại biểu quốc hội tỏ ra băn khoăn, không tán thành. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Năm 2014 đã hoãn tăng tiền lương cơ sở rồi, năm 2015 cũng không thể bố trí ngân sách để tăng lương. Như vậy, dư luận băn khoăn về vấn đề này? Và nếu tăng lương thì tiền ở đâu?”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra ý kiến về phiên thảo luận.

Chưa bố trí được nguồn ngân sách để tăng lương năm 2015
Do ngân sách năm 2015 còn nhiều khó khăn, bội chi lớn, chi trả nợ tăng cao, nên chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở

Cũng chia sẻ về quan điểm ngân sách không có tiền để tăng lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: không nên nói “cứng” là không tăng lương mà Bộ Tài Chính cần phải tính toán thêm cách nào đó hay không? Xem thu và chi của chúng ta hiện nay có cân đối hay không?

“Không tăng lương đối với cán bộ công chức thì có thể hiểu được vì họ đã có thu nhập, còn không tăng lương đối với những người được hưởng lương hưu, đối tượng trợ cấp xã hội thì các đồng chí phải xem xét lại”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần tính toán lại cơ cấu chi ngân sách hợp lý, bao nhiêu % chi thường xuyên là chi cho lương, còn lại bao nhiêu % là chi để trả nợ nhằm đảm bảo cân đối thu chi hợp lý. “Cơ cấu chi ngân sách hiện nay rất xấu khi đến 72% chi thường xuyên, chỉ còn gần 30% là chi cho đầu tư phát triển và vừa chi trả nợ”. 

Chủ tịch cũng nhấn mạnh, chi ngân sách năm sau cần đảm bảo chi 50% là chi thường xuyên, 30% chi đầu tư phát triển và 20% chi cho trả nợ.

Nói thêm về tăng thu để tăng chi, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Tôi tính sơ sơ vượt dự toán thu ngân sách năm nay cũng phải lên đến con số 80.000 tỷ đồng, sao chúng ta đặt ra thu ngân sách năm nay chỉ  52.000 tỷ đồng. Nếu không tăng thu được, chúng ta phải vay, đảo nợ khiến bội chi Ngân sách tăng lên. Nếu thu ít, chúng ta lấy đâu để chi, rồi lấy bao nhiêu % trong thu đó để trả nợ nước ngoài, khi trả nợ từ năm 2015 – 2020 là rất lớn. Các đồng chí bảo giảm thuế dẫn đến thất thu, tôi cho rằng không phải, tại sao các nước trong khu vực họ giải quyết cân đối thu chi tốt mà ta lại bội chi.

Ngoài ra, thảo luận về việc hoãn tăng lương cơ sở năm 2015, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng cần tăng lương tối thiểu theo lộ trình để đảm bảo đời sống cho một bộ phận cán bộ, công chức thu nhập thấp trong bộ máy hành chính.

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội khẳng định: “Đã đưa ra lộ trình tăng lương thì cần phải sắp xếp thu – chi Ngân sách để tăng cho hợp lý đảm bảo ổn định đời sống nhân dân và an sinh xã hội”.

Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến của Văn phòng Quốc hội, UB dân tộc Quốc hội đã đưa ra quan điểm tăng lương cơ sở nhưng hiện khu vực hành chính hoạt động kém hiệu quả, cồng kềnh, năng suất lao động thấp, tăng lương cơ sở năm tới cần cân nhắc để phù hợp, đúng đối tượng nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởng, đảm bảo khả năng cân đối ngân sách trung và dài hạn để trả nợ quốc gia theo kết hoạch từ năm 2015 – 2020.

Nguyễn Tuyền
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm