1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hơn 20 xe có doanh số cao nhất chạy đua nội địa hóa để thu lợi

An Linh

(Dân trí) - Việc Chính phủ miễn, giảm thuế nhập linh kiện đối với các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi đủ điều kiện đã khiến nhiều hãng xe tăng tốc về Việt Nam để sản xuất, nhằm hưởng lợi thế.

Theo thống kê, hiện thị trường xe Việt đang có khoảng 30 mẫu xe có doanh số cao trên 1.000 chiếc đến hơn 27.000 chiếc/năm, trong đó có 24 mẫu xe có doanh số bán hàng từ 3.400 chiếc/năm trở lên đủ tiêu chuẩn hưởng thuế nhập linh kiện 0% lắp ráp tại Việt Nam.

Hơn 20 xe có doanh số cao nhất chạy đua nội địa hóa để thu lợi - 1

Báo cáo doanh số bán xe của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các doanh nghiệp ô tô lớn ở Việt Nam. Hiện mẫu xe đứng đầu trong bảng danh sách các mẫu xe chạy nhất Việt Nam là Toyota Vios với 27.000 chiếc, đứng thứ 2 là Mitsubishi Xpander với 20.000 chiếc, thứ 3 là Hyundai Accent với 19.700 chiếc, Hyundai đứng thứ 4 với 18.000 chiếc.

Mazda CX5 là dòng xe đứng áp chót trong danh sác 10 mẫu xe có doanh số bán 10.000 chiếc/năm.

Trong danh sách 24 mẫu xe có doanh số bán ra hơn 3.000 chiếc/năm, có 6 mẫu xe nhập khẩu gồm: Mitsubishi Xpander, Toyota Fortuner, Ford Ranger, Honda CRV và cuối cùng là Ford Everest.

Trong đó hai mẫu Mitsubishi Xpander và Honda CRV đã chính thức lắp ráp ở Việt Nam, mẫu Fortuner bản máy dầu cũng được lắp ráp trong nước, chỉ duy trì bản máy xăng nhập khẩu từ Indonesia.

Theo quy định của Nghị định 125/2017, sau này là Nghị định 57/2020, sửa đổi quy định các chi tiết miễn, giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô lắp ráp trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về sản lượng riêng và sản lượng chung tối thiểu.

Cụ thể, từ năm 2019, các hãng phải đạt mục tiêu sản xuất tối thiểu 8.500 chiếc/năm, các mẫu xe riêng lẻ phải sản xuất đủ sản lượng riêng từ 3.500 chiếc/năm trở lên mới đủ điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện 0% của Chính phủ.

Tính đến hết năm 2022, các hãng phải sản xuất sản lượng chung tối thiểu đạt 13.500 chiếc/năm, sản lượng riêng tối thiểu từng mẫu xe cam kết phải đạt 5.000 chiếc/năm. Như vậy, dựa vào bảng doanh số của các hãng xe bán ra trên thị trường Việt Nam, hầu hết các hãng xe lớn đều đạt sản lượng chung tối thiểu đủ để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ.

Hơn 20 xe có doanh số cao nhất chạy đua nội địa hóa để thu lợi - 2

Doanh số các mẫu xe bán ra cao nhất năm 2019 (số liệu VAMA và các doanh nghiệp xe lớn)

Về sản lượng riêng tối thiểu của từng mẫu xe, hiện có khoảng 14 mẫu đang vượt doanh số tối thiểu với sản lượng năm trên 9.000 chiếc, 6 mẫu có doanh số tối thiểu vừa đủ để đạt yêu cầu từ 4.000 đến gần 9.000 chiếc/năm, còn lại, 4 mẫu xe đạt gần ngưỡng yêu cầu, chỉ còn thiếu vài chục đến gần 100 chiếc để đạt đủ sản lượng bán ra theo yêu cầu.

Trong 23 mẫu xe đủ điều kiện được hưởng lợi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, hai mẫu Ford Ranger và Ford Everest chưa tiết lộ kế hoạch lắp ráp tại Việt Nam dù doanh số bán ra tại Việt Nam đạt trên yêu cầu đề ra, Ford Ranger là 13.300 chiếc, còn Ford Everest là hơn 7.800 chiếc/năm.

Trong danh sách các mẫu xe có doanh số cao trên 3.000 chiếc/năm, Toyota và Hyundai Thành Công có nhiều nhất mẫu xe nhập, mỗi hãng có 6 mẫu, Thaco - Trường Hải có 5 mẫu, Ford có 3 mẫu và Mitsubishi và Honda đều có 2 mẫu xe.

Thương hiệu Hyundai Thành Công có doanh số 6 mẫu xe bán ra cao nhất với 69.000 chiếc, đứng thứ 2 là Toyota với 64.000 chiếc cho 6 mẫu xe, Thaco - Trường Hải với 5 mẫu bán ra cao nhất, với tổng doanh số đạt trên 47.000 chiếc, Ba hang Mitsubishi, Ford, Honda đều có từ 2-3 mẫu xe bán ra đạt doanh số cao, tổng doanh số mỗi hãng dao động từ 23.000 đến 25.000 chiếc/năm.