1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp

Châu Như Quỳnh

(Dân trí) - Trên công trường nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài - Hà Nội theo lệnh khẩn cấp của Chính phủ, có 1.400 lao động, hơn 200 máy móc, thiết bị được huy động, chia thành 3 ca/ngày thi công liên tục.

Ông Dương Viết Roãn - Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (QLDA), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết: Hiện dự án đã hoàn thiện các hạng mục xây dựng đường lăn S7B. Đối với đối với đường cất-hạ cánh 1B, các nhà thầu đã thi công được 72/630 vệt rải, đạt 12,78%.

Với các đường lăn, nhà thầu đang triển khai sửa chữa hư hỏng các tấm và thi công nút đường lăn S2, S7. Các nút giao còn lại đặc biệt là nút chữ Y (S3-S4-S5A) sẽ thi công trong giai đoạn sau (bắt đầu từ 6/11/2020).

“Hiện nay, các nhà thầu đã huy động hơn 1400 cán bộ công nhân thực hiện trên công trường chia thành 3 ca thi công liên tục. Khoảng 200 đầu xe máy, thiết bị các loại phục vụ thi công đã huy động ra công trường” - ông Roãn cho hay.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 1

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể kiểm tra trên công trường dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài ngày 31/8

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 2

Hoạt động thi công trên công trường 

Thông tin thêm, ông Roãn cho biết: Dự kiến từ ngày 1- 5/9/2020, nhà thầu sẽ huy động thêm 3 máy rải bê tông xi măng. Trung bình mỗi ngày sẽ rải được từ 12 - 15 vệt dải, tương ứng với 1300 - 1700 m3/ngày. Song song đó, các nhà thầu sẽ triển khai 4 mũi thi công lề vật liệu, 4 mũi thi công hệ thống thoát nước.

Đặc thù của dự án vừa thi công vừa khai thác hàng không, vì vậy ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết: “Ưu tiên số 1 là an ninh an toàn hàng không, kế đó mới đến tiến độ dự án”. Khẳng định sẽ nỗ lực tối đa để tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công, song ông Thắng cũng nhấn mạnh các nhà thầu “không thể ứng xử với dự án này như các dự án hạ tầng đường bộ”.

“Đây là dự án sửa chữa đường băng trong bối cảnh vừa khai thác vừa thi công. Ưu tiên số 1 là đảm bảo an ninh, an toàn khai thác, kế đó mới đến chất lượng và cuối cùng mới là tiến độ” - ông Thắng nói và nhấn mạnh: Cần tiếp tục siết chặt công tác quản lý an ninh, an toàn trên toàn bộ dự án.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 3

Máy móc, thiết bị hiện đại được huy động ra công trường dự án theo lệnh khẩn cấp 

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu: Đến 30/11 phải hoàn thành việc thi công để còn có thời gian hiệu chỉnh, chuẩn bị vận hành trước khi đưa vào khai thác chính thức. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông phải kiểm tra, rà soát thật chặt chẽ tiến độ, chất lượng dự án.

“Đối với công trình cấp bách, cần thiết phải họp, thậm chí cầm tay chỉ việc. Nếu chậm sẽ ảnh hưởng đến việc phục vụ cao điểm Tết. Đây là công trình khẩn cấp, phải tính theo giờ, theo ngày, tuyệt đối không thể chậm” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan đơn vị tham gia dự án phải tuyệt đối tuân thủ an ninh, an toàn tại sân bay, phải ban hành riêng quy chế, ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.

Dưới đây là những hình ảnh PV Dân trí ghi lại trên công trường dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp:

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 4
Dự án chính thức khởi công ngày 29/6, theo lệnh khẩn cấp của Chính phủ
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 5
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 6

Tổng mức đầu tư của dự án là 2.031 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.449 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 7

Hiện dự án đã hoàn thiện các hạng mục xây dựng đường lăn S7B. Đối với đối với đường cất-hạ cánh 1B, các nhà thầu đã thi công được 72/630 vệt rải, đạt 12,78%.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 8
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 9
Có 200 máy móc, thiết bị được huy động
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 10
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 11
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 12
Hơn 1.400 người được chia làm 3 ca thi công liên tục trong ngày
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 13
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 14
Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 15

Thời gian thi công theo 2 bước: Bước 1 là 6 tháng, đảm bảo khai thác được 3200m đường cất hạ cánh 1B cho máy bay Code C nhằm phục vụ Tết Nguyên đán năm 2021. Bước 2 là 12 tháng, bàn giao đưa công trình vào khai thác trước tết nguyên đán năm 2022.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 16

Đặc thù của dự án là vừa thi công vừa khai thác bay 

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 17

Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết: “Ưu tiên số 1 là an ninh an toàn hàng không, kế đó mới đến tiến độ dự án”.

Hơn 1.400 người, 200 máy móc thi công dự án hàng không theo “lệnh” khẩn cấp - 18

Nhà chức trách hàng không đề nghị các nhà thầu “không ứng xử với dự án này như các dự án hạ tầng đường bộ”.