1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hành trình định vị doanh nghiệp Việt trên bản đồ giảm phát thải của Liên Hợp Quốc

(Dân trí) - Theo những báo cáo mới nhất, nồng độ CO2 của khí quyển đã chạm ngưỡng cao kỉ lục trong 800.000 năm. Lượng phát thải khí CO2 có thể cao gấp 3 lần vào năm 2030, và Việt Nam đang nằm trong top đầu các quốc gia ô nhiễm không khí trên thế giới.

Ô nhiễm môi trường - Những con số báo động và sự ra đời của ngành sản xuất mới

Biến đổi khí hậu từ lâu đã trở thành khái niệm quen thuộc được nhắc đến hàng ngày, hàng giờ. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người và hệ sinh thái đã được ghi nhận từ những năm 1950. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do hiệu ứng nhà kính, mà các hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày của con người là nguồn phát thải chính. Trong đó, năng lượng, quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm, nông lâm nghiệp sử dụng đất và chất thải là 4 nhóm nguồn phát thải lớn nhất hiện nay.

Ví dụ điển hình của nguồn phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là hoạt động sản xuất gạch đất sét nung vốn đã tồn tại từ ngàn đời nay. Ngay trong quá trình sản xuất, gạch đất nung đã tiêu tốn lượng đất canh tác khổng lồ và lượng lớn than hóa thạch, củi đốt. Theo như số liệu của Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), “nếu đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 - 60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800 - 3.000 ha đất nông nghiệp. Ứng với những con số này, chúng ta còn tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trường gần 17 triệu tấn khí CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng.”

Trong bối cảnh ấy, cần một giải pháp thay thế cho gạch nung truyền thống. Và gạch bê tông không nung ra đời, với đơn vị tiên phong là Khang Minh.

Khang Minh là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch bê tông không nung, mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng
Khang Minh là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch bê tông không nung, mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng

Doanh nghiệp mỗi năm giảm 29.500 tấn khí thải CO2

Trao đổi về quyết định làm gạch không nung, ông Đặng Việt Lê – Chủ tịch HĐQT Công ty Gạch Khang Minh cho biết: “Doanh nghiệp thời điểm này không những phải bán cái thị trường cần, mà còn phải đảm bảo được các giá trị xã hội khác, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường. Gạch không nung được cấu thành từ mạt đá – vật liệu tận thu từ quá trình khai thác đá xây dựng; tro bay – phụ phẩm sinh ra từ các nhà máy nhiệt điện đốt than. Hơn 90% nguyên liệu sản xuất gạch của Khang Minh là phụ phẩm công nghiệp, góp phần bảo vệ đất nông nghiệp, hạn chế tác động tới môi trường sống của chính chúng ta”.

“Thời điểm tôi và cộng sự lên kế hoạch sản xuất gạch bê tông không nung trùng với thời điểm Chính phủ ban hành Quyết định 567 về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Việc đó như một cơ duyên và là một cơ hội lớn cho tôi”, ông Lê nhớ lại.

Ông Đặng Việt Lê – Chủ tịch HĐQT Công ty Gạch Khang Minh
Ông Đặng Việt Lê – Chủ tịch HĐQT Công ty Gạch Khang Minh

Quay trở lại thời điểm trước đó, tháng 12/1997, Nghị định thư Kyoto ra đời với quy định bắt buộc 39 nước giảm phát thải khí nhà kính xuống 5% so với mức phát thải năm 1990. Để hỗ trợ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ này, 3 cơ chế linh hoạt đã được đưa ra bao gồm: Mua bán quyền phát thải quốc tế (IET), đồng thực hiện (JI) và cơ chế phát triển sạch (CDM). Trong đó, CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở các nước công nghiệp hóa thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển. Lượng khí giảm phát thải thu được từ mỗi dự án CDM được đo bằng đơn vị CER (1 CER tương đương 1 tấn CO2). Tại Việt Nam, Khang Minh là đơn vị trực tiếp làm giảm 29.500 tấn khí thải CO2 ra môi trường mỗi năm thông qua hoạt động sản xuất của mình, theo đánh giá của tổ chức thẩm định được ủy quyền của Liên Hợp Quốc. Năm 2012, tức là chỉ sau 2 năm thành lập, Khang Minh trở thành một trong số ít doanh nghiệp Việt được nhận chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính CERs.

“Ở Việt Nam, chứng chỉ giảm phát thải CO2 chỉ được trao cho 3 ngành nghề bao gồm thủy điện, trồng rừng và sản xuất gạch không nung. Khang Minh là đơn vị sản xuất gạch không nung đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng chỉ này. Vị trí địa lý của doanh nghiệp được Liên Hợp Quốc định vị trên bản đồ thế giới với tọa độ chi tiết. Thông tin về Gạch Khang Minh cũng có sẵn trên trang web của Liên Hợp Quốc”, ông Lê chia sẻ.

8 năm bền bỉ mang đến giá trị hữu ích cho cộng đồng

Không dừng lại ở vị trí người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạch không nung, Khang Minh tiếp tục đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của vật liệu xanh tại Việt Nam với những giải pháp hữu ích cho đô thị hiện đại như: Gạch 3, 4 thành vách, gạch lát xuyên nước, gạch tự chèn cường độ cao dành riêng cho các công trình cầu cảng, cảng sông, đường giao thông. Đây đều là những dòng sản phẩm mang đến những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng, đồng thời thân thiện với môi trường, hạn chế tác động của quá trình bê tông hóa đô thị.

Hành trình định vị doanh nghiệp Việt trên bản đồ giảm phát thải của Liên Hợp Quốc - 3
Sản phẩm Gạch Khang Minh là lựa chọn xanh cho nhiều dự án cao cấp, công trình có vốn đầu tư nước ngoài.
Sản phẩm Gạch Khang Minh là lựa chọn xanh cho nhiều dự án cao cấp, công trình có vốn đầu tư nước ngoài.

Đứng trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty Gạch Khang Minh, ông Lê khá hài lòng khi sản xuất gạch không nung đang giúp ông thực hiện những triết lý kinh doanh mà mình theo đuổi. Xây dựng doanh nghiệp với mô hình Win-Win-Win, ông Lê tin rằng người kinh doanh, người sử dụng và môi trường đều hưởng lợi từ sản phẩm của Khang Minh.

“Tôi đặt tên công ty là Khang Minh bởi chữ “Khang” nghĩa là mạnh mẽ, chữ “Minh” nghĩa là trí tuệ. Tôi mong muốn công ty phát triển bền vững dựa vào nền tảng từ trí tuệ, khoa học với cốt lõi là sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và đảm bảo các lợi ích tốt đẹp cho xã hội. Trong thời gian tới, Khang Minh sẽ ra mắt dòng sản phẩm mới, cao cấp hơn, giá trị hơn nữa cho cộng đồng”, ông Lê cho biết thêm.