1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Hai chữ "tình - tiền" trong đại án Huyền Như

Suốt phần tranh tụng sau đề nghị của Viện kiểm sát, các luật sư cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ án xuất phát cũng bởi hai chữ "tình - tiền". Bị cáo và bị hại đều có chung lòng tham - vì tiền, số bị cáo còn lại vì tình cảm cá nhân, vị sự cả tin, vị nể, đánh mất lý trí nên đã rơi vào vòng lao lý. <br><a href='http://dantri.com.vn/event-2376/Xet-xu-sieu-lua-Huyen-hu.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Xét xử siêu lừa Huyền Như</b></a>

Vì tiền

 

Trong vụ án, Huỳnh Thị Huyền Như có tới 3 luật sư tham gia bào chữa. Mở đầu phần bào chữa cho thân chủ, luật sư Nguyễn Tiến Hùng đưa ra nhận định: xét một cách toàn diện, các bị cáo, bị hại đều có những điểm chung là lòng tham và sự cả tin.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Một số bị cáo không vì tham, không thu được bất kỳ lợi ích vật chất nào thì liên đới bởi sự vị nể, không thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Các bị hại đa phần đều bị chiếm đoạt tài sản bởi ham muốn thu về những lợi ích kếch xù, sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc cơ bản nhất nên mới bị Như dễ dàng qua mặt.

 

Vị luật sư phân tích, trước khi thông qua Huyền Như gửi tiền vào Vietinbank, các nguyên đơn dân sự và bị hại đều biết rõ việc gửi tiền để hưởng lãi suất vượt trần (quy định tối đa 14%/năm nhưng có lúc Như trả tới 32 - 36%/năm - PV) là trái quy định pháp luật.

 

Thế nhưng, vì hám lợi trước mức lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng quá hấp dẫn và khoản chi phí "lại quả" hàng tỷ đồng, các đơn vị, cá nhân đã bất chấp tất cả để gửi tiền cho Huyền Như. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Như chiếm đoạt tài sản.

 

Cùng bào chữa cho Huyền Như, luật sư Vũ Ngọc Hoan và luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi - Đoàn luật sư TP.HCM còn cho rằng, Huyền Như không chỉ là bị cáo trong vụ án mà còn là nạn nhân của tín dụng đen.

 

Với khoản tiền vay 554 tỷ đồng của Nguyễn Thiên Lý, Như đã phải trả hơn 1.296 tỷ đồng nhưng vẫn còn nợ 216 tỷ đồng, Lý thu lời bất chính đến 735 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm.

 

Bị cáo Huyền Như trên đường dẫn giải vào phòng xử án.
Bị cáo Huyền Như trên đường dẫn giải vào phòng xử án.

 

Tương tự, Như vay của Nguyễn Thị Lành tổng số là gần 7.842 tỷ. Như đã trả cho Lành trên 9.028 tỷ nhưng vẫn còn nợ lại 820 tỷ đồng, Lành thu lời bất chính trên 1.186 tỷ đồng. Từ đó, luật sư cho rằng Như là nạn nhân của tín dụng đen.

 

Với tổng số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt 3.986 tỷ đồng, Như đã phải trả cho các đối tượng cho vay nặng lãi và chi tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, tiền môi giới cho các cá nhân hết gần 2.600 tỷ đồng, chưa kể những khoản "lại quả" không được ghi chép.

 

Ngoài ra, sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Vietinbank cũng chính là nguyên nhân để Như dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.

 

Chữ "tình" chát đắng

 

Ngoài những bị cáo đã nhận hàng tỷ đồng thu lợi bất chính, rất nhiều bị cáo hoàn toàn không hưởng lợi nhưng vì tình cảm, vì quá tin tưởng, ngưỡng mộ Huyền Như cũng phải rơi vào vòng lao lý.

 

Đứng trước vành móng ngựa, trong phần xét hỏi, bị cáo Trần Thanh Thanh (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ) khai sau thời gian nỗ lực phấn đấu, bị cáo mới lên chức trưởng phòng được 1 ngày thì phạm tội.

 

Cụ thể: ngày 16/9/2011, bị cáo Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thay cho Huyền Như. Khi chưa kịp bàn giao công việc cũ và nhận công việc mới thì Thanh được Như đề nghị ký duyệt cho khoản vay 25 tỷ đồng. Chưa nắm rõ công việc, chữ ký đầu tiên bị cáo đã duyệt cho khoản vay này.

 

Vì chữ ký đó, khi vụ án vỡ lở, Thanh bị sa thải, bị truy tố ra tòa với mức án đề nghị từ 14 - 16 năm tù. Hiện nay, gia đình bị cáo không có cả tiền để thuê nhà, cuộc sống vô cùng khó khăn.

 

Bị truy tố, Hồ Hải Sỹ nguyên là Bí thư chi bộ trong cơ quan, luôn tham gia tích cực mọi hoạt động của cơ quan nhưng vì quá tin tưởng Huyền Như đã "linh hoạt" cho Như khi xét duyệt hồ sơ thế chấp thẻ tiết kiệm vay tiền.

 

Từ khi bị cáo bị khởi tố, mâu thuẫn xảy ra, gia đình tan vỡ, đây là thiệt thòi lớn. Bị cáo hoàn toàn không hưởng lợi, chỉ vì sự cả tin, vị nể phải đối diện mức án đề nghị 6 đến 8 năm tù là quá nặng.

 

Trong lúc các luật sư bào chữa, bên ngoài phòng xử, mẹ bị cáo Huỳnh Hữu Danh (nguyên nhân viên tín dụng VIB) ngồi theo dõi phiên tòa xét xử con qua màn hình trực tiếp.

 

Có lẽ quá bất ngờ trước việc con bị dính vòng lao lý, trong lúc theo dõi phiên tòa, bà cần mẫn ghi chép lại một phần để vỡ vạc hơn về nội dung vụ án, về tội trạng của con với mong muốn sẽ làm đơn xin giảm nhẹ cho con. Khi không ghi chép, đôi tay nhăn nheo của người mẹ lại cần mẫn lần chuỗi tràng hạt, tụng kinh khẩn cầu cho con được nhẹ tội.

 

Bị cáo Danh cũng vì quá tin tưởng Huyền Như, vì áp lực doanh số nên khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của Như đã không xác minh đầy đủ dẫn đến việc Như chiếm đoạt 180 tỷ đồng của VIB. Mức án bị cáo Danh bị đề nghị từ 18 - 20 năm tù.

 

Người mẹ buồn rầu lo sợ không biết những ngày tới ra sao? Bà có bán hết tài sản gia đình cũng chẳng đáng là bao, nói gì đến hàng trăm tỷ đồng con đã gây thiệt hại.

 

Trước đó, những lời khai của bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái Huyền Như tại tòa nghe sao chát đắng. Người chị nghèo ít học, bán hột vịt lộn không ngờ bị chính em đẩy vào vòng lao lý, đối diện với mức án 16-18 năm tù, bỏ lại 3 đứa con nhỏ cho mẹ già chăm sóc. Còn con của Như, hiện đang phải ở cùng mẹ trong chốn lao tù.

 

Giá như đừng vì những đồng tiền, đừng để tình cảm, sự cả tin, vị nể làm lu mờ lý trí thì các bị cáo, bị hại trong "đại án" Huyền Như hôm nay có lẽ đã khác.

 

Theo Anh Khôi

VietnamNet
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm