1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Dự án 3.400 tỷ 14 năm không xong: Vô phương cứu chữa

Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ nằm đắp chiếu nhiều năm nay đã có phương án bán đấu giá tài sản vì “vô phương cứu chữa”. 2.700 tỷ đồng đã “rót” vào dự án trở thành những đồng tiền hoang phí .

Cố cứu nhưng không được

Nói về phương án xử lý dự án tai tiếng này, nguồn tin từ Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) cho hay: Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của dự án nhà máy bột giấy Phương Nam”.


Dự án bất động khiến Bộ Tài chính phải đứng ra trả nợ thay.

Dự án bất động khiến Bộ Tài chính phải đứng ra trả nợ thay.

Thông tin từ VINAPACO cho biết thêm đã nhận được nhiều hồ sơ dự thầu và hiện Tổng công ty đã và đang tiến hành các phần việc liên quan đến chấm thầu để chọn đơn vị tư vấn định giá và xác định giá khởi điểm làm căn cứ để đấu giá bán tài sản của dự án, bao gồm toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho đến 31/12/2015 của dự án.

Thực tế, phương án bán đấu giá VINAPACO đã được lãnh đạo Bộ Công Thương “chốt” từ lâu. Đại diện Bộ Công Thương cho biết những phần việc VINAPACO đang làm là theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương sau nhiều lần họp bàn với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

“Bộ cũng đã có quyết định thành lập Tổ công tác xử lý những tồn tại của Dự án , bao gồm đại diện các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tư pháp”, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết.

Tính đến nay dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đã bước sang năm thứ 14 kể từ khi được duyệt dự án nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Ban đầu dự án này được UBND tỉnh Long An giao cho một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy làm chủ đầu tư vào năm 2003. Đó là Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi).

Thế nhưng, 5 năm trời Tracodi không hoàn thành được nhà máy. Năm 2008 UBND tỉnh Long An chủ động chuyển nhà máy về cho SCIC (Bộ Tài chính) quản lý. Tiếp đó, đến năm 2009 được giao về Tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư dự án.

Sau khi tiếp nhận dự án, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phê duyệt tổng mức đầu tư mới của dự án là 3.409 tỷ đồng. Như vậy, tính từ khi dự án được duyệt lần đầu vào năm 2003 (1.487 tỷ đồng), tổng mức đầu tư của dự án đã tăng gấp 2,3 lần.

Tháng 6/2012 dự án chạy thử nhưng không thành công do nguyên liệu đay của Long An không phù hợp với công nghệ sản xuất.

“Hồi ấy chạy thử không tải thì thành công, nhưng đến lúc chạy có tải thì thất bại. Lý do là cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn, đặc biệt không thể chặt được mảnh đay đạt chất lượng yêu cầu”, đại diện VINAPACO cho biết và nói thêm, “Nhiều lần mời cả đơn vị nước ngoài vào nhưng cũng bó tay. Sau cùng chuyên gia nước ngoài cũng rút lui hết”.

Theo báo cáo của Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty đã thay nguyên liệu đay bằng cây tràm cừ, rồi phối hợp giữa gỗ và đay, gỗ keo đều không có hiệu quả về mặt kinh tế.

“Sau khi chạy thử dự án gặp rất nhiều khó khăn về dây chuyền công nghệ, vùng nguyên liệu và tài chính. Tại thông báo số 195/TB-VPCP ngày 12/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc ngừng đầu tư dự án”, báo cáo của VINAPACO tháng 11/2016 cho biết.

Cổ phần hóa bị mắc kẹt

Việc dự án bột giấy Phương Nam mắc kẹt cũng làm cho quá trình cổ phần hóa VINAPACO gặp vướng mắc.

VINAPACO đã báo cáo Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép không hợp nhất báo cáo tài chính chung của Tổng công ty giấy Việt Nam để hạch toán riêng.


Dự án bất động khiến Bộ Tài chính phải đứng ra trả nợ thay.

Dự án bất động khiến Bộ Tài chính phải đứng ra trả nợ thay.

Hồi tháng 12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ việc xác định giá trị DN để cổ phần hóa Tổng công ty giấy sẽ tiến hành sau khi xử lý bán đấu giá Nhà máy bột giấy Phương Nam.

Ngoài ra, Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam là một trong những dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Quá trình đầu tư dự án, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh khoản vay Ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho dự án. Nhưng việc dự án không thể hoàn thành đã khiến Bộ Tài chính phải đứng ra “trả nợ thay”.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã phải cho dự án này vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Societe Generale, không tính lãi đối với các khoản vay này và cho phép chưa phải nộp phí bảo lãnh cho đến khi dự án đi vào hoạt động và có lãi. Tuy nhiên đến nay dự án đã cho thấy không hiệu quả.

Theo Lương Bằng
VietnamNet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm