Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua “vua bonsai” từ Nhật về ngắm
Anh đã cất công sang tận Nhật Bản tìm mua những cây thông đen có giá trị mang về Việt Nam để thỏa mãn thú chơi cây cảnh.
Chủ nhân của những cây thông đen có giá tiền tỷ này là anh Đinh Hồng Phong (Thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang). Anh Phong là doanh nhân đồng thời là một người đam mê cây cảnh, nhất là những cây cảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Anh Phong cho biết, đây là cây thông đen hàng trăm năm tuổi, dáng trực huyền, nhìn rất tự nhiên do chính các nghệ nhân nổi tiếng người Nhật trồng, uốn nắn từ nhỏ.
Sở sĩ cây thông đen được mệnh danh là “vua của các loại bonsai” vì thông đen thường có giá trị cao và sở hữu vẻ đẹp đầy “nam tính”.
Cây phải được trồng, chăm sóc trong chậu từ nhỏ chứ trồng ngoài tự nhiên khó có bộ rễ “khủng” như vậy.
Thông đen thuộc lá kim xanh quanh năm có hai lá mọc từ bó lá, có màu xanh đậm. Cây thông khỏe mạnh thường có tán lá dày và rậm rạp, đặc biệt ở các cây thông non.
Điểm đặc biệt là vỏ cây nhìn như “da báo” rất đẹp. Thân cây càng xù xì, vết nứt ở vỏ cây càng lớn chứng tỏ cây có tuổi đời càng lâu năm.
Giá của cây được định theo tiêu chuẩn dáng thế, kèm theo đó là độ tuổi của cây. Những người Nhật trong nghề chỉ cần nhìn phần gốc của cây là có thể đoán được độ tuổi của cây.
Hiện tại trong vườn nhà anh Phong có rất nhiều cây thông đen, rất đa dạng từ to đến nhỏ. Cây thông đen này cao 1,8m nhưng đường kính gốc lên đến 48cm, cây có dáng trực.
Cây tuy không cao nhưng thân uốn lượn rất đẹp chứng tỏ tay nghề của các nghệ nhân người Nhật rất đẳng cấp. Họ là “bậc thầy” về bonsai.
Tay cành được làm tỉ mỉ, công phu. Nhìn cây có dáng như một ngọn núi.
Bệ rễ “khủng”, những cây thông đen nhiều năm tuổi thường có phần vỏ xù xì, cảm giác như nứt vỡ.
Cây thông đen có sức sống mãnh liệt, trường thọ, rất dễ chăm sóc.
Anh Phong không tiết lộ giá trị nhưng cho biết, những cây lớn như thế này thường có giá tiền tỷ. Trong đó tiền vận chuyển, tiền nghệ nhân Nhật sang chăm sóc cũng khá tốn.
Vị đại gia này cho biết, bỏ rất nhiều tiền để mua cây từ bên Nhật về Việt Nam để thỏa mãn thú chơi cây. Ngoài ra, anh cũng mong muốn vườn cây Nhật Bản là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cách làm bonsai của những nghệ nhân hàng đầu thế giới.
Theo Hồng Phú
Dân Việt