1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Doanh nghiệp Nga "đói vốn" vì cấm vận của phương Tây

(Dân trí) - Các lệnh cấm vận của phương Tây nhằm trừng phạt Nga sau khi Moscow sáp nhập vùng lãnh thổ Crimea đang khiến các doanh nghiệp nước này gặp khó, khi ngân hàng nước ngoài giảm hẳn việc cấp tín dụng và đưa ra các điều kiện ngặt nghèo.

Nhiều công ty của Nga đang gặp khó với các ngân hàng phương Tây
Nhiều công ty của Nga đang gặp khó với các ngân hàng phương Tây

Các ngân hàng phương Tây quy định, các khoản vay mới đối với các doanh nghiệp của Nga - dù hiện không chịu sự trừng phạt trực tiếp của lệnh cấm vận - vẫn có những điều khoản buộc thanh toán ngay lập tức, hoặc bị đóng băng nếu lệnh cấm vận trong tương lai được áp đặt cho các công ty này.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Món Tây bỏ hàng sang ra tranh khách vỉa hè

* Trung Quốc đổ tiền vào bất động sản Việt Nam?

“Nếu ai đó có ý kiến về công ty của bạn, khoản vay sẽ đến hạn và phải trả ngay lập tức”, trưởng văn phòng một tập đoàn lớn của Nga cho hay.

Các giao dịch cho vay gần như không phát sinh trong hai tháng qua, kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukcraina nổ ra và Mátxcơva sáp nhập Crimea. Các ngân hàng của Mỹ và Nhật Bản cũng có bước đi thận trọng hơn trong khu vực. Điển hình như ngân hàng Wells Fargo của Mỹ xác nhận với tờ Financial Times rằng đã dừng các hoạt động kinh doanh mới ở Nga.

Tuy vậy, một số ngân hàng Châu Âu đang cố gắng tiếp tục làm việc với Nga bất chấp nguy cơ sẽ có thêm các lệnh cấm vận được áp đặt.

Theo giới thạo tin, các ngân hàng đã tìm cách soạn lại các điều khoản của hợp đồng giao dịch với Metalloinvest, một “ông lớn” ngành kim loại thuộc sở hữu của Alisher Usmanov, tỷ phú giàu nhất nước Nga, chỉ một vài ngày trước khi thông báo khoản tài trợ vốn 1 tỷ USD.

Các ngân hàng Châu Âu nắm phần lớn thị phần tại thị trường Nga gồm Deutsche Bank của Đức, ING của Hà Lan, Société Générale và BNP Paribas của Pháp đã được thông báo khi Mỹ và Châu Âu tuyên bố lệnh cấm vận đầu tiên đối với Nga trong tháng 3.

Các giao dịch cho vay thường yêu cầu hoàn trả ngay trong trường hợp “có những thay đổi bất lợi lớn”. Trong đó, nhiều các giao dịch có điều khoản yêu cầu người vay cam kết không sử dụng thu nhập phát sinh từ khoản vay cho các hoạt động bị cấm vận.

Tuy nhiên, lãnh đạo các ngân hàng và công ty cũng chia sẻ trên tờ Financial Times rằng, việc bên cho vay đưa ra những điều khoản quá chi tiết trong hợp đồng sẽ khiến số khoản vay phải hoàn trả ngay lập tức của người đi vay tăng vọt, hoặc thậm chí lâm vào cảnh vỡ nợ nếu các công ty hoặc bất kỳ người thụ hưởng nào bị liệt vào danh sách đối tượng bị cấm vận trong động thái trừng phạt Nga..

“Các ngân hàng đều muốn chi tiết hóa các điều khoản cho vay, để tránh phải cung cấp bằng chứng về sự thay đổi bất lợi lớn”, lãnh đạo cấp cao một ngân hàng nói. “Nếu vừa thực hiện một giao dịch mới và ngay trong ngày hôm sau đã có chuyện gì đó xảy ra thì bạn có vẻ hơi ngớ ngẩn”.

Tuy nhiên, theo một số lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng, những điều khoản cụ thể quá mức này chỉ giúp xoa dịu mối lo của các nhân viên thừa hành. “Nếu các khoản thanh toán qua Mỹ hoàn tòan bị cấm thì làm sao việc hoàn trả có thể diễn ra? Điều này thật lố bịch. Nếu người cho vay không muốn tham gia thì tốt hơn hết họ không nên nhập cuộc” một nhà quản lý cấp cao ở Moscow nói.

Các công ty Nga cũng bị trì hoãn việc giải ngân các khoản vay do những yêu cầu nghiêm ngặt mới từ phía người cho vay. Sibur, một công ty chuyên về các sản phẩm hóa dầu thuộc sở hữu của Gennady Timchenko, một trong những người thân cận với tổng thống Nga Putin và bị liệt vào danh sách cấm vận từ Bộ Tài chính Mỹ, đã vay khoảng 780 triệu USD từ Sberbank, ngân hàng lớn hàng đầu của Nga hồi tháng trước, sau khi các cuộc đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế bị trì hoãn.

Giới thạo tin cho rằng, một trong những vấn đề khó khăn là các ngân hàng đều tin rằng các điều khoản cấm vận cần được siết chặt. Sibur cho biết họ “đã cân nhắc lựa chọn vay cả từ các ngân hàng Nga và ngân hàng quốc tế” nhưng cuối cùng chọn Sberbank “do có những điều khoản tốt hơn”.

James Johnston, giám đốc khu vực của Wells Fargo tại Đông Âu và Châu Phi khẳng định ngân hàng này đã không có bất kỳ giao dịch mới nào với văn phòng tại Moscow. “Chúng tôi đang chờ đợi và cân nhắc”.

Các ngân hàng khác của Mỹ cũng chọn giải pháp hạn chế rủi ro. Trong 3 tháng đầu năm, Citigroup giảm khẩu vị rủi ro đối với doanh nghiệp Nga từ 9% xuống còn 9,4 tỉ USD. Tương tự, JPMorgan Chase giảm 13% cònMerrill Lynch giảm 22% xuống mức 5,2 tỷ USD.

Thu Hoài
Theo Financial Times
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước