Dịch tả lợn châu Phi có thể ngăn chặn!
(Dân trí) - Cộng hòa Czech đã chính thức đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi (ASF), không có ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái. Thông tin này do Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công bố ngày 28/2/2019, cho thấy ASF có thể kiểm soát và ngăn chặn thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là kiểm soát nghiêm ngặt An toàn sinh học (Biosecurity).
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng tới tâm lý người dân
Đến trung tuần tháng 3 vừa qua, đã có 20 tỉnh thành phía Bắc Việt Nam đã phát hiện có dịch tả lợn châu Phi và dịch bệnh này đang có dấu hiệu tiếp tục lan rộng. Cục Thú y đánh giá dịch bệnh này là vô cùng nguy hại cho ngành chăn nuôi bởi tỉ lệ lợn chết rất cao, có thể lên tới 100%. Tổng số lợn bị bệnh và tiêu hủy khoảng hơn 34.000 con (theo số liệu Cục Thú y ngày 19/3/2019). Người chăn nuôi trên cả nước hiện đang "đứng ngồi không yên" vì hiện chưa có vắc-xin cũng như thuốc điều trị.
Mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được xác định là không lây sang người và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng vẫn gây hoang mang lo lắng cho người tiêu dùng. Hiện Nhà nước đang tích cực tuyên truyền và hướng dẫn người dân lựa chọn thịt heo an toàn và tiếp tục sử dụng thịt heo, nhưng trên thực tế sức mua thịt lợn trên thị trường đang có chiều hướng giảm sút. Rõ ràng, dịch bệnh ASF không chỉ gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người chăn nuôi, đông đảo người tiêu dùng, cũng như các ngành sản xuất, tiêu dùng liên quan.
Có thể ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bằng kiểm soát An toàn sinh học
Trong lúc này, thông tin về Cộng hòa Czech đã chính thức đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi (ASF), không có ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái, do Tổ chức Thú y Thế giới công bố ngày 28/2, là một tín hiệu khả quan cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, Cargill đang là một trong những đơn vị đi đầu phổ biến các biện pháp an toàn sinh học cho cộng đồng chăn nuôi. Là tập đoàn có hơn 154 năm kinh nghiệm trên thế giới, hoạt động tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho đến nay, Cargill đã có kiến thức và kinh nghiệm ứng dụng các biện pháp An toàn sinh học để đẩy lùi nhiều đợt dịch bệnh, bao gồm ASF, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo thông tin từ Cargill, ngay khi tại Việt Nam xảy ra dịch bệnh ASF, Cargill đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi với cộng đồng người chăn nuôi Việt Nam, thông qua các buổi tập huấn. Tại các buổi tập huấn này, đội ngũ nhân viên, các đại lý thức ăn chăn nuôi và nhà chăn nuôi lợn được tiếp cận những kiến thức mới nhất về dịch bệnh ASF, những nguy cơ lây nhiễm chính, và đặc biệt là cách phòng chống bệnh. Biện pháp được Cargill đặc điệt coi trọng và nhanh chóng tổ chức thực hiện mô hình an toàn sinh học kiểu mẫu tại các cơ sở của mình là kiểm soát nghiêm ngặt An toàn Sinh học (Biosecurity) trong sản xuất và chăn nuôi.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng vừa qua, Cargill đã tổ chức được 310 buổi tập huấn về các biện pháp an toàn sinh học trong phòng chống ASF và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ phía cộng đồng chăn nuôi lợn trên toàn quốc. Bên cạnh các hướng dẫn cụ thể, đội ngũ tư vấn kỹ thuật của Cargill còn tích cực giải đáp các thắc mắc về bệnh ASF, về thức ăn chăn nuôi an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho đàn lợn trong thời kỳ bệnh dịch và các biện pháp An toàn sinh học cho người dân tại các vùng nông thôn.
Ngoài ra, Cargill còn hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc sát trùng, dán áp phích, phát tờ rơi hướng dẫn cho đại lý và người nuôi, dụng cụ an toàn cho người chăn nuôi... Được biết, trong suốt gần 24 năm có mặt tại Việt Nam, Cargill là đơn vị luôn đồng hành cùng người nuôi thông qua các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và kiến thức về dinh dưỡng vật nuôi, quản lý trang trại, phòng ngừa dịch bệnh nhằm giúp người dân chăn nuôi hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại bền vững và cung cấp các sản phẩm protein động vật an toàn cho người tiêu dùng.
Là doanh nghiệp của Mỹ chuyên sản xuất thức ăn gia súc gia cầm rất có uy tín trên thị trường, Cargill luôn đảm bảo cung cấp thức ăn an toàn cho vật nuôi tăng trưởng và mạnh khỏe, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh – một mắt xích rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi an toàn. Để thực hiện được điều này, Cargill có một quy trình khép kín đảm bảo an toàn từ đầu vào cho đến đầu ra: An toàn từ nguyên liệu sản xuất (lựa chọn nguyên liệu, quản lý chặt chẽ các nhà cung cấp nguyên liệu, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ và chất lượng – kiểm dịch); An toàn sản xuất và sản phẩm (ứng dụng các công nghệ dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng tối ưu, quy trình sản xuất khép kín, triển khai an toàn sinh học nghiêm ngặt tại tất cả các cơ sở sản xuất); An toàn trong kho vận, giao nhận hàng hóa (khử trùng tiêu độc cho toàn bộ người và xe ra vào, đảm bảo cách ly người và phương tiện từ vùng dịch) và tư vấn chăn nuôi an toàn, đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bảo vệ các khoản đầu tư tại trang trại và mang lại những giá trị khác biệt trong hiệu quả chăn nuôi.
Theo Bộ NN và PTNT, nguy cơ lây lan bệnh dịch ASF còn diễn biến phức tạp, nhất là tại đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc và các tỉnh phía Nam. Trong thời gian này, rất cần cộng đồng người chăn nuôi và các đơn vị liên quan quyết liệt, ráo riết ứng dụng các biện pháp an toàn sinh học, như kinh nghiệm của Cargill chia sẻ, để có khả năng khống chế bệnh dịch lây lan, và ngăn chặn ASF trên quy mô cả nước.
Q. Anh