Công nhân - Tăng ca thay vì giải trí

Eo hẹp về thời gian và thu nhập, những người công nhân thường phải “lờ” đi nhu cầu giải trí của mình. Thực tế, nhu cầu này đã nhận được không ít sự quan tâm của xã hội, tuy nhiên, câu hỏi lớn ấy vẫn đang chờ đợi một lời giải thực sự thiết thực.

“Đại gia” công nhân

 

Hầu hết công nhân đều là lao động nhập cư có thu nhập thấp, cái họ có trong tay chính là nỗi lo thất nghiệp khi công ty, xí nghiệp thực hiện cắt giảm nhân công. Lo chủ nhà trọ tăng tiền thuê, biến tướng giá điện nước. Lo tiền đóng học cho con, tiền phụ thu giữ trẻ khi bố mẹ làm tăng ca về trễ. Lo phụng dưỡng bố mẹ già, em nhỏ hàng tháng. Lo tiền gạo, tiền gas, tiền mắm, … Như vậy đấy, lao động vất vả để làm ra hơn 60% tổng sản phẩm xã hội, và cuối cùng họ trở thành “đại gia của những nỗi lo”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Anh Nguyễn Minh Thái – Công nhân KCN Tân Bình chia sẻ: “ Mỗi ngày sau khi làm việc về là lại lo việc gia đình, con cái, cộng thêm dạo này hay tăng ca nên tôi rất bận bịu. Chỗ trọ thì gần chỗ làm nhưng so với khu trung tâm thì xa lắm, dù có rãnh, mấy anh em trong tổ cũng chỉ tụ tập ăn uống chứ cũng chả đi đâu.”

 

Vẫn nghèo nàn, dù được chăm lo

 

Ông Đoàn Đức Phước - Phó Giám đốc Nhà văn hóa Lao động TP.Đà Nẵng - cho biết: “Thời gian qua, ngoài những hội thao như bóng đá, cầu lông, bóng bàn... chúng tôi còn tổ chức nhiều hoạt động khác dưới dạng CLB như khiêu vũ, ghita, nhiếp ảnh, võ thuật... Tuy nhiên, đối tượng đến với những hoạt động trên chủ yếu là viên chức, hoặc con em công nhân là chính. Còn người lao động làm tại các KCN-KCX thì rất hạn chế vì họ bận làm tối ngày”.

 

Thực tế, các sân chơi cho công nhân rõ ràng đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa hoàn thành đúng sứ mệnh của nó. Nguyên nhân đầu tiên là do họ “bận làm tối ngày”! Tăng ca thường xuyên khiến quỹ thời gian của người lao động đã ít, nay lại càng eo hẹp hơn. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ thực trạng “thời gian biểu”khác nhau (giờ làm, giờ tăng ca,…) của mỗi người nên việc tập hợp tham gia các hội thao là cực kỳ khó. Thêm vào đó, có nhiều địa điểm tổ chức lại nằm cách quá xa chỗ ở, gây nhiều bất tiện cho việc di chuyển.

 

Xuất phát từ những lý do này, các hình thức giải trí của những anh chị em “áo vải” trở nên quá nghèo nàn.

 

Khi giải trí không còn quá xa xỉ

 

Rút kinh nghiệm từ các mô hình trước, chương trình “Phòng giải trí MobiFone” năm 2013 sẽ có mặt tại 3 khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm khu công nghiệp Bouyuen, Khu Chế Xuất Linh Trung 1, Khu Chế Xuất Tân.

 

Ưu điểm của nó chính là xóa bỏ sự cách biệt về địa lý để công nhân có thể trải nghiệm và thư giãn mọi lúc cùng hàng trăm đầu sách, những bộ phim hấp dẫn và “hát cho nhau nghe” với đầu karaoke hiện đại mà không cần phải đi đâu xa. Từ đó, góp phần làm đa dạng đời sống tinh thần, nhanh chóng lấy lại thăng bằng sau những giờ tăng ca mệt mỏi.

 

Đại diện MobiFone TP.HCM trao chìa khóa “Phòng giải trí MobiFone” cho Ban Quản lý Khu Công Nghiệp
Đại diện MobiFone TP.HCM trao chìa khóa “Phòng giải trí MobiFone” cho Ban Quản lý Khu Công Nghiệp

 

Đồng hành cùng những nỗ lực mưu sinh

 

Hướng đến thông điệp “Kết nối tương lai”, MobiFone còn thể hiện sự trân trọng tới những tấm gương sản xuất tiêu biểu thông qua Đêm vinh danh “Công nhân học tốt, lao động giỏi” tại 5 khu công nghiệp Bouyuen, Khu Chế Xuất Linh Trung 1, Khu Chế Xuất Tân Thuận, Khu Công Nghiệp Tân Thới Hiệp , Khu Công Nghiệp Tân Bình, từ 11/12 đến 21/12/2013.

 

Cũng trong thời gian này, SIM MobiQ sẽ được MobiFone bán với giá ưu đãi đặc biệt cho công nhân tại 5 khu công nghiệp, cùng với nhiều trò chơi  và các phần quà hấp dẫn như balo, áo mưa, lịch, ví điện thoại, móc khóa, túi môi trường, quạt nhựa…dành cho công nhân. Bên cạnh đó, người tham gia có cơ hội bốc thăm trúng thưởng điện thoại Nokia Asha 309.

 

Nhân viên mobiFone trao những phần quà hấp dẫn cho khách hàng
Nhân viên mobiFone trao những phần quà hấp dẫn cho khách hàng

 

Bên cạnh việc tăng ca, tiết giảm nhân viên, nhu cầu giải trí tại chỗ và tiết kiệm cho công nhân cũng cần được quan tâm và đáp ứng kịp thời. “Phòng giải trí MobiFone” chính là giải pháp hợp lý cho vấn đề này và rất cần được tiếp thu, nhân rộng hơn nữa trong tương lai.

 

M.Linh
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước