1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Có gì trong thỏa thuận sơ bộ về trần nợ công của Mỹ?

Huỳnh Anh

(Dân trí) - Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy công bố thỏa thuận về nợ công vào thời điểm chỉ còn vài ngày nữa trước khi chính phủ Mỹ vỡ nợ.

Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối thỏa thuận, cho rằng nó không cắt giảm đủ chi tiêu liên bang. Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Dân chủ lo ngại chính phủ Mỹ sẽ phải hy sinh ngân sách đối với các ưu tiên chính.

Đình chỉ trần nợ đến 2025

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thống nhất sẽ đình chỉ việc áp trần nợ đến năm 2025. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông Biden sẽ không phải đối phó với vấn đề trần nợ cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2024.

Thỏa thuận về trần nợ sẽ cho phép chính quyền Mỹ tự do vay tới năm 2025, trước khi một đợt nâng trần nợ công nữa cần được thông qua. Đây là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ nhằm vượt qua cơn ác mộng trần nợ vấp phải nhiều chỉ trích. 

Giảm chi tiêu chính phủ

Điểm vướng mắc lớn nhất trong các cuộc đàm phán giữa hai bên là mức tài trợ ngân sách cho rất nhiều các chương trình liên bang, như thuê nhà, hỗ trợ dinh dưỡng và nghiên cứu khoa học

Phạm vi giới hạn sẽ là các khoản ngân sách cho các cơ quan liên bang và chương trình chính phủ mà Quốc hội có thể điều chỉnh định kỳ. Các chương trình bắt buộc như bảo hiểm y tế và an sinh xã hội không bị ảnh hưởng.

Nhà Trắng đã đồng ý cắt giảm ngân sách đối với một số chương trình liên bang. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ mong muốn một chương trình sẽ được cắt giảm bằng cách chuyển hướng tiền sang lĩnh vực khác.

Và thỏa thuận mới này cũng cho phép các khoản chi ngoài quốc phòng giữ nguyên trong năm 2024 và tăng 1% trong năm 2025. Chi tiêu quốc phòng năm 2024 sẽ tăng 3,3%, đúng theo đề xuất ngân sách của ông Biden.

Đây là điểm khác biệt với thỏa thuận nâng trần nợ năm 2011 giữa tổng thống bấy giờ là ông Obama và Quốc hội. Khi ấy, việc giới hạn chi tiêu công được thực hiện ở cả lĩnh vực quốc phòng và ngoài quốc phòng.

Có gì trong thỏa thuận sơ bộ về trần nợ công của Mỹ? - 1

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thống nhất sẽ đình chỉ việc áp trần nợ đến năm 2025 (Ảnh: Getty).

Siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp

Một trong những biện pháp được hai bên thống nhất nhằm cắt giảm chi tiêu là siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp về thực phẩm và phúc lợi gia đình.

Thỏa thuận sẽ tăng độ tuổi nhận tem phiếu thực phẩm từ 50 lên 54 tuổi, đồng thời giúp người vô gia cư và cựu chiến binh nhận trợ cấp dễ dàng hơn. Bởi theo luật hiện hành, nhóm người trưởng thành từ 18 đến 49 tuổi không có người phụ thuộc hoặc bị khuyết tật có thể nhận trợ cấp tối đa 3 tháng trong mỗi 3 năm, trừ khi họ đã có việc làm.

Ngoài ra, nhiều vấn đề đã bị gạt bỏ trong các cuộc đàm phán. Nhà Trắng đã đề xuất giải quyết những lỗ hổng thuế và mong muốn tăng doanh thu liên bang, cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, phía Cộng hòa đã loại trừ đề xuất này.

Tương tự, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đấu tranh để bãi bỏ khoản tín dụng thuế năng lượng sạch và ngăn chặn kế hoạch xóa nợ sinh viên. Thế nhưng, chính quyền Biden lại phản đối mạnh mẽ những đề xuất trên.

Theo Bloomberg, AP