1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Chiêm ngưỡng đàn “thủy quái râu dài” của lão nông trên sông Hậu

(Dân trí) - Mấy năm gần đây, mô hình du lịch sinh thái ở Cồn Sơn phát triển mạnh, lão nông Lý Văn Bon (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) quyết định tham gia vào tổ du lịch cộng đồng, dưới mô hình tham quan và trải nghiệm nuôi cá lồng bè để tăng thêm thu nhập. Điều đặc biệt hơn là ông “sưu tập” được đàn “thủy quái râu dài” mỗi lần khách đến ai cũng trầm trồ khen ngợi.

Ông Lý Văn Bon chia sẻ: "Lúc đầu, tôi nuôi một bè. Sau đó có lãi, tôi nuôi thêm, mở, đóng thêm 2 cái, rồi 5 cái, 10 cái. Tới nay, tôi đã có được 36 bè ở khu vực này. Ngày lễ và cuối tuần có khi có tới 300 - 400 khách tham quan".

Anh Lý Hậu, con trai của ông Bon đang ôm thủy quái để giới thiệu với mọi người
Anh Lý Hậu, con trai của ông Bon đang ôm "thủy quái" để giới thiệu với mọi người

Cá hồng vỹ, râu dài, không có răng, dưới bụng màu trắng, đuôi màu đỏ
Cá hồng vỹ, râu dài, không có răng, dưới bụng màu trắng, đuôi màu đỏ

Hiện ông Bon đang sở hữu 14 con cá hồng vỹ, trong đó con cân nặng nhất là 18kg được nuôi trong nhiều ao
Hiện ông Bon đang sở hữu 14 con cá hồng vỹ, trong đó con cân nặng nhất là 18kg được nuôi trong nhiều ao

Mỗi lượt khách tham quan bè, ông Bon được CLB Du lịch Cộng đồng Cồn Sơn trả 10.000 đồng, kết hợp với sản phẩm cá thát lát bán tại chỗ, cho ông thu nhập kha khá.

Điều đáng nói, ngoài các bè cá thông thường như cá thát lát, cá tra, cá rô phi, cá cảnh, ông Bon còn có hai loại cá quý hiếm trông rất đẹp mắt mà ông “sưu tập” nuôi cả chục năm nay như cá trê trắng (cá hồng vỹ), cá cọp…

Đàn "thủy quái râu dài" của ông Bon

Khi chúng tôi nhắc đến đàn “thủy quái râu dài” ông Bon nói như khoe: "Tôi hiện có mười mấy con cá hồng vỹ, con cân nặng nhất cũng 18kg rồi. Trước đây, lúc nó còn nhỏ và tôi chưa làm du lịch thì không ai biết đến, nhưng thời gian gần đây có nhiều người biết. Có một số người năn nỉ tôi bán, họ sẵn sàng mua với giá 2-3 triệu đồng/1kg nhưng tôi không đồng ý.

“Tiền bao nhiêu rồi cũng hết, tôi muốn nuôi và gìn giữ mấy con con cá “thủy quái râu dài” này. Cá hồng vỹ bây giờ rất hiếm, mấy năm gần đây tôi “săn” khắp nơi nhưng không còn. Tôi nuôi nó hàng chục năm mà cũng không thấy nó sinh sản con nào. Mỗi năm cân nặng của cá tăng khoảng 1,5 kg đến 2 kg. Cá rất hiền, đẹp, thịt ngon”, ông Bon cho biết.

Theo ông Bon, đây là cá cọp, một loại cá ăn rất ngon và rất hiếm
Theo ông Bon, đây là cá cọp, một loại cá ăn rất ngon và rất hiếm

Cá cọp, một loài cá hiếm ở miền Tây đang được ông Bon nuôi để giới thiệu với du khách

Ngoài cá hồng vỹ, ông Bon đang đang “sở hữu” 4 con khá có hình dáng cũng khá lạ, thân hình cá có sọc vằn ngang đen, trắng, râu dài, da trơn mịn, đầu bự, theo ông Bon đó là có cọp. Loại cá này ông cũng nuôi khoảng 5 - 6 năm nay, mỗi con cân nặng khoảng 4 đến 5 kg. Cũng có nhiều du khách muốn mua loại cá này với giá cao nhưng ông Bon cũng nhất quyết từ chối.

Cũng theo lời ông Bon, mỗi tháng, ông thu về khoảng 15 triệu đồng từ khách tham quan các loại các quý hiếm và các bè cá khác trên sông.

Ông Bon đang cho đàn cá cưng ăn thức ăn
Ông Bon đang cho đàn cá "cưng" ăn thức ăn

Theo một lãnh đạo Hội Nông dân quận Bình Thủy, mô hình nuôi cá trên sông của ông Bon hiện đang được khuyến khích nhân rộng tại nhiều hộ khác bởi nó mang lại lợi nhuận khá. Bên cạnh đó, ông Bon cũng tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với các hộ xung quanh, phối hợp với các nhà vườn làm du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn. Với mô hình làm kinh tế hiệu quả trên, năm 20l6, ông Bon được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.

Phạm Tâm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm